Đây là những gì xảy ra trong dạ dày khi bạn ăn mì tôm

Không thể phủ nhận rằng mì tôm vừa thơm ngon, vừa giá rẻ lại còn tiện lợi nữa. Nhưng bạn không biết rằng mì tôm có thể gây hại cho đường tiêu hóa của bạn.

Gần đây, tiến sĩ Braden Kuo đến từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital) ở thành phố Boston, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra những gì sẽ xảy ra bên trong dạ dày và hệ tiêu hóa sau khi ăn mì tôm hay mì ăn liền ramen của người Nhật Bản. Tiến sĩ Braden Kuo là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của mì tôm đối với hệ tiêu hóa.

Chiếc camera có kích cỡ bằng một viên thuốc

Tiến sĩ Kuo sử dụng chiếc camera có kích cỡ bằng một viên thuốc đặt bên trong dạ dày và hệ tiêu hóa để theo dõi những gì xảy ra sau khi người đó ăn mì ăn liền ramen - loại mì ăn liền phổ biến ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy, sau khi ăn được 2 giờ, mì tôm vẫn còn nguyên vẹn bên trong dạ dày.

Mì ăn liền ramen trước và sau.
Mì ăn liền ramen trước và sau.

Trong nghiên cứu này, mì ramen được so sánh với mì tươi. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quá trình tiêu hóa ở ảnh bên dưới.

Trong nghiên cứu này, mì ramen được so sánh với mì tươi. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quá trình tiêu hóa ở ảnh bên dưới.
Để dễ dàng so sánh, các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã ăn mì tươi và mì ăn liền ramen tự chế.

"Điều gây ngạc nhiên nhất là sau 1-2 tiếng đồng hồ, sợi mì tôm vẫn còn nguyên trong dạ dày trong khi mì tươi đã được tiêu hóa gần hết", tiến sĩ Kuo kết luận.

Sau hai giờ, mì tươi gần như được tiêu hóa hoàn toàn, dạ dày co bóp liên tục giúp cho sợi mỳ tươi dễ dàng tiêu hóa. Nhưng khi nhìn vào mì ăn liền ramen sau hai giờ, chúng chỉ được tiêu hóa một chút và gần như còn nguyên vẹn. Tiến sĩ Kuo đã ghi lại quá trình này suốt 32 tiếng bằng một chiếc camera có kích cỡ bằng một viên thuốc. "Những gì mà chúng ta thấy ở đây là hình ảnh dạ dày đang cố nghiền nát phần mì tôm chưa được tiêu hóa trong nhiều giờ liền", tiến sĩ Kuo cho biết về các thí nghiệm của mình.

Khi mì ăn liền không nghiền nát được, sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Khi mì ăn liền không nghiền nát được, sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những sợi mì bị lưu lại bên trong dạ dày một thời gian dài.

Chất bảo quản chính trong mì ăn liền Ramen hay mì tôm là chất phụ gia chống oxy hóa TBHQ (Terriary-butyl hydroquinone), thường được sử dụng trong các sản phẩm sấy khô như bắp rang bơ làm bằng lò vi sóng, bánh giòn Wheat Thins, thịt bò viên và bánh Pop. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mức độ sử dụng an toàn chất TBHQ trong dầu ăn và chất béo không được vượt quá 0,02%. Một lượng nhỏ chất này không gây chết người hay bị mắc bệnh ngay lập tức mà nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài, có thể gây ung thư và các khối u.

Thật không may nắn, nghiên cứu của tiến sĩ Kuo còn quá nhỏ để có thể đưa ra được kết luận gì, nhưng hàng triệu người sau khi xem xong thí nghiệm đó cũng tự rút ra kết luận cho riêng bản thân. Thức ăn đã qua chế biến cần tiếp tục điều tra và nghiên cứu thêm để xác định chính xác những hậu quả đối với sức khỏe của chúng ta. Tốt nhất nên tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn vì chúng không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Những chất có trong mì ăn liền ramen?

  • Propylene Glycol: là một chất lỏng không màu, được dùng để bảo quản các kết cấu của mì ăn liền và sử dụng trong sản xuất thuốc lá và chất chống đông.
  • Tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ): Như đã đề cập ở trên, TBHQ là chất bảo quản cho các thành phần chính trong mì ramen (mì, bột mì, gia vị và dầu thực vật). Nó cũng được tìm thấy trong nước hoa, nhựa sơn mài và dầu diesel sinh học.
  • Bột ngọt (Monosodium glutamate - MSG): MSG là một dạng muối của glutamic acid, dạng acid amine có rất nhiều trong tự nhiên, được nêm vào các món ăn. Nó có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi và tim đập nhanh.
  • Chất Sodium: Một gói mì ăn liền có chứa 1.875 mg chất Sodium, nhiều hơn so với lượng khuyến cáo khuyên dùng hàng ngày là 1500mg.
  • Dầu thực vật: Mì ăn liền ramen có cải dầu (canola), dầu hạt bông (cottonseed) hoặc dầu cọ. Trong khi, dầu cải và dầu hạt bông đều không bão hòa, còn dầu cọ có một lượng cao chất béo bão hòa.
  • BPA: Có rất nhiều loại mì ăn liền ramen, mì tôm được đựng trong cốc nhựa mềm có chứa chất BPA và các chất gây rối loạn nội tiết. Vì vậy, chất BPA có thể tan ra trong cốc và lẫn vào mì.
  • Corn Syrup: Corn syrup là một chất làm ngọt, nhưng nó cũng được thêm vào mì tôm để bảo vệ kết cấu của mì. Về cơ bản, nó giống với việc thêm đường vào vậy.

Dưới đây là video mì tôm bên trong dạ dày của con người:

Thứ Sáu, 04/08/2017 12:01
3,413 👨 2.781
0 Bình luận
Sắp xếp theo