Phân tích mới về Núi Teide, ngọn núi lửa trên đảo Tenerife, cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa vụ lở đất dưới biển với các đợt vụ phun trào thảm hoạ. Trên thực tế, các nhà khoa học đã lập luận giải thích về mối tương quan này.
Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton ở Anh đã nghiên cứu các lớp trầm tích từ các vụ sạt lở đất dưới đáy biển của hòn đảo, họ tìm thấy vật liệu núi lửa trong số các lớp trên cùng của mỗi mỏ trầm tích. Phát hiện này cho thấy những vụ lở đất đều xảy ra trước mỗi vụ phun trào.
Bằng cách phân tích các lớp đất sét mỏng kẹp giữa vùng sạt lở đất và trầm tích núi lửa, các nhà khoa học đã xác định sự kết thúc của mỗi vụ lở đất dưới nước và thời điểm bắt đầu mỗi đợt phun trào đã được cách nhau khoảng mười giờ.
Teide và đảo Tenerife, nằm ở quần đảo Canary ngoài khơi Tây Ban Nha, không phải là nơi duy nhất xảy ra hiện tượng này mà nó có thể xuất hiện ở các vùng đảo núi lửa khác.
"Nghiên cứu mới này cho thấy rằng sau vụ lở đất dưới biển ban đầu, cách từ 10 giờ đến vài tuần thì một vụ phun trào núi lửa sẽ được kích hoạt - rất khác so với vụ phun trào lở đất gần như tức thời kèm theo vụ phun trào núi lửa Mt St Helens 1980," nhà khoa học NOC James Hunt cho biết trong một bản tin. "Thông tin này có thể giúp các nhà khoa học ra chiến lược dự báo giảm nhẹ thiên tai núi lửa tương tự như Teide, Mt. Helens hoặc Montserrat".
Các nhà nghiên cứu công bố những phát hiện của họ trong tạp chí Scientific Reports.
Trong điều kiện bình thường, khoang mắc-ma của núi lửa Teide không chứa đủ nước và các chất dễ bay hơi khác để gây ra một vụ phun trào đáng kể. Các nhà khoa học cho biết những vụ lở đất dưới biển lớn đã giúp loại bỏ vật liệu núi lửa và làm cho mắc-ma từ những khoang mắc-ma giàu chất bay hơi trồi lên gây ra những vụ phun trào lớn.
Xem thêm: