- 11 điểm khác biệt giữa người bạn chân thành và người bạn giả tạo mà bạn nên biết
- 11 điều bí ẩn xảy ra trong cơ thể khi chúng ta ngủ
- Khoa học vẫn đang tìm ra bí ẩn đằng sau "hội chứng sợ lỗ - trypophobia"
Đôi khi chúng ta thường làm một điều gì đó và sau đó suy nghĩ rằng tại sao chúng ta lại làm như vậy? Liệu có đúng không? Trên thực tế, luôn có nguyên nhân đằng sau những hành động của chúng ta, nhưng hầu hết chúng đều ẩn trong một trạng thái tâm lý nào đó.
Chúng tôi đã tìm ra 10 hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của con người mỗi ngày và bạn sẽ hiểu tại sao bạn lại hành động theo cách này hay cách khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
10. Hiệu ứng mỏ neo
© Depositphotos
Mọi người thường cảm thấy dễ dàng hơn để đánh giá một món hàng nếu chúng có ghi kèm giá gốc (ngay cả khi sai) như một hiệu ứng mỏ neo. Hiệu ứng này thường được các cửa hàng sử dụng. Ví dụ, bạn sẽ không mua chiếc áo đó với giá $300, nhưng nếu bạn nhìn thấy giá ban đầu của nó là $1.000 bạn sẽ nghĩ rằng thật uổng phí nếu bỏ lỡ món hàng hời như vậy, mặc dù giá ban đầu có thể do cửa hàng tự đặt ra. Lúc này, quyết định của bạn đã bị ảnh hưởng bởi giá của chiếc áo.
9. Hiệu ứng tập trung vào kết quả
© Depositphotos
Chúng ta thường đánh giá sự chính xác của quyết định bằng kết quả cuối cùng, chứ không phải quá trình hành động để đạt được kết quả đó. Hiệu ứng này thường được sử dụng bởi những nhà quảng cáo, họ khiến chúng ta chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng (ví dụ, mua hàng). Vì vậy, nếu bạn đang dùng một chiếc iPhone hoàn toàn mới, không thể tuyên bố rằng bạn quyết định dành tất cả số tiền của mình vào nó là đúng.
8. Hiệu ứng Paradox of Choice
© Krasnaya Strela
Cuốn “The Paradox of Choice - Nghịch lý của việc lựa chọn” có viết rằng ngay cả khi quyết định cuối cùng của chúng ta rõ ràng chính xác, nhưng khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn, chúng ta sẽ khó cảm thấy vui vẻ với những gì chúng ta chọn. Chẳng có gì phải nghi ngờ vì điều này rất quen thuộc với bạn. Hãy nhớ rằng: đôi khi bạn mua cái gì đó và sau đó hối hận vì bạn đã có thể mua nó với giá rẻ hơn, hoặc mua một mẫu khác... Ngay cả khi quyết định cuối cùng là tốt nhất, chúng ta vẫn có thể không hài lòng vì có quá nhiều sự lựa chọn.
7. Ảo giác gom nhóm
© Depositphotos
Ảo giác gom nhóm được đặc trưng bởi xu hướng nhận ra điểm có liên quan với nhau trong một chuỗi sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên. Hiệu ứng này đặc biệt hay xảy ra đối với những người chơi cờ bạc, bói toán và những người yêu thích các dấu hiệu liên quan đến định mệnh hay số phận. Cả hai đều có thể tiên đoán sai sự thật. Đừng tự chọc giận bản thân nhé!
6. Hiệu ứng Pratfall
© 20th Century Fox
Có lẽ đây là hiệu ứng tâm lý thú vị nhất, mà ai cũng đã từng trải qua, dù có nhận thức được nó hay không. Hãy tưởng tượng một cặp đôi đang đi bộ trên phố và một trong số hai người họ đột nhiên vấp ngã. Người còn lại sẽ không nghĩ rằng “Người kia thật ngốc nghếch!”, trái lại họ còn cảm thấy ngọt ngào và đáng yêu hơn cơ. Đó là bởi sự hoàn hảo tạo nên lực đẩy và những sai lầm tạo nên lực hút - khiến họ cảm thấy bị thu hút hơn. Đây là lý do tại sao bạn không nên quá buồn khi bị vấp ngã trước mặt người mà mình thích vì biết đâu bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn vì sự vụng về ấy.
5. Hiệu ứng Kuleshov
© theoryandpractice
Não bộ con người thật kỳ diệu, vì nó luôn cố gắng tìm ra ý nghĩa và xâu chuỗi các sự kiện lại theo thứ tự thời gian xác định. Hiệu ứng khi người xem, sau khi nhìn thấy hai khung hình không liên quan sẽ vô thức tạo thành một sự kết nối hợp lý cho chúng, được gọi là hiệu ứng Kuleshov. Hiệu ứng này được sử dụng thành công không chỉ đối với các nhà làm phim mà còn với những người làm tiếp thị, tạo nên một số mối liên kết nhất định với sản phẩm hoặc nhân vật nào đó, diễn đạt ý tưởng bằng hình ảnh mà không cần thông qua lời kể.
4. Hiệu ứng Body Negative
© Social video “Appearance Not Matter”
Hiệu ứng Body Nagative là tình trạng khi một người nghĩ rằng mình xấu hoặc kém cỏi; và đó cũng là lý do tại sao cuộc sống cá nhân của họ lại luôn gặp thất bại. Hầu hết những người như vậy đều rất hấp dẫn và vấn đề của họ là lòng tự trọng thường cao hơn những khuyết điểm thực sự.
3. Hiệu ứng Survivorship Bias
© Regency Enterprises
Hầu hết chúng ta thường đánh giá một vấn đề chỉ bằng việc nhìn vào những người thành công ("những người sống sót"), và đó là lý do tại sao ta chỉ biết được một mặt của vấn đề. Chẳng hạn, chúng ta ghen tị với một doanh nhân giàu có bán đèn Bengal, nhưng chúng ta đâu có biết bao nhiêu doanh nhân đã thất bại trong việc này. Hãy nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
2. Hiệu ứng Hard-to-Reach
© Relativity Media
Nhìn chung, đây là hiện tượng khiến cái gì càng mong manh và khó đạt được thì người ta càng trân trọng, khao khát. Ngay cả khi chúng ta nhìn nó từ góc nhìn của con người: những người sống khép kín, địa vị cao, không-thể-đoán-được-họ-đang-nghĩ-gì luôn là một đối tượng thú vị để tiếp cận.
1. Hiệu ứng sợ cái đẹp
© Depositphotos
Bạn có nhận thấy là những người bình thường thường ít thích ngồi cạnh những người đẹp (ví dụ khi ở trên các phương tiện di chuyển công cộng). Họ chỉ ngồi khi không còn chỗ nào khác để ngồi mà thôi. Trên thực tế, đó là do một số người cảm thấy căng thẳng khi ngồi cạnh những người đẹp: sự phấn khích, mất kiểm soát hành vi, che giấu ham muốn, sợ so sánh, sợ liên tục bị bắt gặp những ánh mắt soi mói. Cảm giác căng thẳng như vậy không xuất hiện khi ngồi cạnh một người bình thường.
Xem thêm: Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần bí ẩn mà não bộ con người có khả năng mắc phải
Chúc các bạn vui vẻ!