"Tia tử thần" vũ khí có thể quét sạch 10.000 máy bay và một triệu quân ở khoảng cách hàng trăm km, vũ khí hủy diệt chúng ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng có sức hủy diệt khủng khiếp. Đây cũng chính là loại vũ khí mà quốc gia nào cũng muốn sở hữu nhưng cho tới nay vẫn chưa thành công.
- Nga chế tạo thành công động cơ lượng tử, tốc độ 1.000km/giây
- Nga sở hữu tên lửa mới nhanh gấp 6 âm thanh
Trong lịch sử, người tiến gần nhất tới mẫu tia tử thần hoàn thiện chính là nhà khoa học Nikola Tesla, một nhà sáng chế vĩ đại. Các phát minh của ông luôn đi trước thời đại, và nổi tiếng nhất chính là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến (WiFi) trong thập niên 1920 góp phần thay đổi cả thế giới của chúng ta.
Nikola Tesla (1856 – 1943), nhà bác học "điên" đại tài của thế kỷ.
Vào cuối những năm 1930, Tesla nhận thấy "bóng ma chiến tranh" đang xâm chiếm nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, do đó, ông đã cố gắng phát minh ra một loại siêu vũ khí có tên là Teleforce, mà theo ông sẽ ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh trên thế giới. Siêu vũ khí đó phát ra tia tử thần có thể tiêu diệt 10.000 máy bay và một triệu lính bộ binh từ cách hàng trăm km.
Siêu vũ khí này là một loại súng có thể phát ra chùm tia tử thần mang theo nguồn năng lượng vô cùng lớn. Cấu tạo của nó gồm 4 phần:
- Thiết bị tạo chùm tia điện từ trong không khí.
- Máy phát điện công suất lớn.
- Bộ khuếch đại năng lượng.
- Thiết bị tạo xung điện mạnh.
Teleforce được thiết kế lắp đặt ở các vị trí chiến lược dọc biên giới và bờ biển, với những biến thể nhỏ hơn có thể trang bị trên thiết giáp hạm.
Chùm tia điện từ của Tesla là một chùm hạt vonfram siêu nhỏ được phóng đi bằng lực điện từ, giúp chùm tia hội tụ trong thời gian dài. Chùm tia này có thể ngắm bắn bằng kính viễn vọng, và trên lý thuyết nó có thể tiêu diệt mọi thứ trong tầm quan sát.
"Tia tử thần" của Tesla có thể khiến mục tiêu biến mất không dấu vết vì vậy đảm bảo bí mật.
Mô hình phát minh của Tesla.
Theo dự định của Tesla, 200 bệ tia tử thần sẽ được đặt dọc biên giới và bờ biển Mỹ, tạo nên tấm khiên phòng thủ vững chắc, có thể làm tan chảy những xe thiết giáp dày nhất, biến động cơ thành sắt vụn hoặc xóa sổ mọi vũ khí của kẻ thù tiềm tàng.
Tuy nhiên, kế hoạch này của ông không thể trở thành sự thật, nó bị coi là quá tham vọng ở thời điểm đó. Chính phủ Mỹ cho rằng đó là ý tưởng chưa qua kiểm chứng và thiếu tính thực tế. Tesla bị các nước từ chối tài trợ để thực hiện dự án tia tử thần.
Tesla là một người yêu hòa bình, mục đích chế tạo siêu vũ khí này của ông là mong muốn ngăn chặn chiến tranh xảy ra nhưng dường như ông quên mất một chi tiết quan trọng, đó là ngay cả khi sở hữu vũ khí có thể xóa sổ nhân loại, con người vẫn phát động các cuộc chiến tranh.
Tesla qua đời năm 1943, và siêu vũ khí Teleforce vẫn chỉ là ý tưởng trên giấy tờ và không bao giờ trở thành hiện thực.
Nhờ có chùm tia hạt điện từ của Tesla, các nhà khoa học quân sự mới có cơ hội phát minh và khám phá sức mạnh của tia laser, mặc dù những sáng chế hiện tại không có được uy lực khủng khiếp như Tesla đã miêu tả.