Phóng thiết bị theo dõi chất lượng không khí mới có thể zoom chi tiết đến từng km

NASA thông báo, mới đây họ đã phóng thiết bị theo dõi chất lượng không khí mới có tên là TEMPO - “Tropospheric Emission Monitoring of Polution, tạm dịch là thiết bị theo dõi ô nhiễm từ khí thải trong tầng đối lưu” vào quỹ đạo địa tĩnh.

Thiết bị TEMPO. Ảnh: Getty Images.
Thiết bị TEMPO. Ảnh: Getty Images.

Thiết bị này có nhiều chức năng đột phá, có thể theo dõi các hóa chất lơ lửng trong bầu khí quyển là nguyên nhân gây lên hiện tượng khói bụi như nitrogen dioxide, formaldehyde và lớp ozone.

Vệ tinh địa tĩnh này sẽ bay ở ngay trên xích đạo để làm nhiệm vụ đo chất lượng không khí khu vực Bắc Mỹ hàng giờ và có thể phân theo những vùng nhỏ đến khoảng vài km.

Trước đây, các vệ tinh khác chỉ có thể đo đạc trong phạm vi khoảng 160km vuông. Việc TEMPO có thể đo đến từng km là một bước đột phá lớn, giúp các nhà khoa học theo dõi được tình trạng ô nhiễm cả ở mức vi mô theo địa điểm đến mức vĩ mô theo khu vực. Khả năng cập nhật theo giờ cũng sẽ giúp họ theo dõi và so sánh được tình trạng ô nhiễm trong giờ cao điểm so với thời gian khác. Ngoài ra, TEMPO cũng sẽ ghi lại hướng đi luồng không khí ô nhiễm gây ra bởi cháy rừng hay tác động lâu dài của sử dụng phân bón gây nên cho bầu khí quyển.

Các vệ tinh theo dõi thời tiết

Hiện tại có 3 vệ tinh đang theo dõi không khí ở nhiều khu vực trên thế giới gồm: TEMPO theo dõi Bắc Mỹ, GEMS của Hàn Quốc theo dõi khu vực Châu Á và Sentinel-4 của ESA theo dõi châu Âu và 11 phần Bắc Phi.

Dự kiến, các vệ tinh khác tương tự cũng sẽ được đưa lên trong thời gian tới để theo dõi các phần còn lại.

Thứ Ba, 11/04/2023 15:54
31 👨 134
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học