Anh phóng thành công bốn vệ tinh siêu nhỏ lên vũ trụ, hai trong số đó có tích hợp siêu máy tính

Bốn vệ tinh nano thế hệ mới được phát triển theo chương trình Pioneer của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), với khoản tài trợ lên tới 10 triệu Bảng từ chính phủ Anh, vừa được phóng thành công vào không gian sáng ngày 29/9. Đáng chú ý, một nửa trong số các vệ tinh này có mang theo siêu máy tính, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc đưa các hệ thống máy tính hiệu năng cao lên làm việc trực tiếp trên các tàu vũ trụ cơ nhỏ, hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp liên tục của con người.

Được phát triển và chế tạo bởi Spire Global UK tại trung tâm nghiên cứu Glasgow, những vệ tinh hiện đại này có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng một chiếc hộp đựng giày, và là một trong những vệ tinh thông minh nhất từng được chế tạo cho đến nay. Nhiệm vụ chính của các vệ tinh này khi hoạt động trên không gian là theo dõi những tuyến đường hàng hải lớn cũng như hoạt động của tàu thuyền trên đại dương. Tuy nhiên chúng cũng có thể đảm nhận hầu hết công việc mà một vệ tinh thông thường, với kích thước lớn hơn, làm được.

Hai siêu máy tính được trên bị trên vệ tinh nano sẽ sử dụng các thuật toán máy học (machine learning) để dự đoán vị trí của những con tàu, và sau đó theo dõi thời gian cập cảng, giúp việc quản lý bến cảng trở nên hiệu quả hơn. Hai vệ tinh còn lại sẽ đóng vai trò như những rơ le liên vệ tinh, được sử dụng để gửi dữ liệu qua lại và xuống các trạm mặt đất. Cách làm này sẽ giúp cắt giảm đáng kể thời gian chết giữa quá trình thu thập dữ liệu và phân phối dữ liệu.

Vệ tinh siêu nhỏ
Vệ tinh siêu nhỏ

Nói về hệ thống vệ tinh mới, Bộ trưởng Khoa học Anh AmandaSolloways cho biết:

“Những vệ tinh nano phi thường này sẽ không chỉ hỗ trợ hoạt động thương mại toàn cầu, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mà còn đảm bảo Vương quốc Anh vẫn là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển vệ tinh hiện nay".

Trên thực tế, ý tưởng về vệ tinh nano đã có từ lâu. Tuy nhiên, phải đến những năm gần đây, nhờ những thành tựu đột phá trong công nghệ quang học và viễn thám, thị trường cho loại vệ tinh này đã được mở rộng đáng kể. Vệ tinh nano cho phép chúng ta quan sát môi trường Trái đất một cách thường xuyên hơn, với cơ chế phức tạp và chặt chẽ hơn, trong khi chi phí đầu tư phát triển không quá đắt đỏ.

>> Tốc độ download của hệ thống mạng vệ tinh Starlink đạt hơn 100Mbps

Thứ Tư, 30/09/2020 08:05
31 👨 92
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ