Tảng đá lớn nhất được khai quật ở miền Nam Ấn Độ

Một tảng đá khổng lồ cùng hàng loạt di tích khảo cổ thú vị khác vừa được tìm thấy ở Miền Nam Ấn Độ nhận được sự quan tâm của giới khảo cổ học.

Theo đó, cuộc khai quật đã được tiến hành tại làng Nemeretta sau khi phát hiện các ngôi mộ Megalith ở làng Pullur Banda gần Siddipet khu vực miền nam Ấn Độ.

Tại khu vực khảo cổ di tích tháp Neremetta, nhóm các nhà khỏa cổ Ấn Độ đã tìm thấy một tảng đá khổng lồ, ước tính tảng đá nặng 40 tấn, dài 6,7m, rộng 4m và dày 65 cm.

Một tảng đá lớn được tìm thấy ở Miền Nam Ấn Độ
Ngoài ra, có 50 điểm khảo cổ Megalith được chôn lẻ tẻ cũng trong khu vực này và chia làm ba kiểu di tích chính gồm Menhir, Cairns và Dolmens.

Trong đó, khối đá khổng lồ này được đặt trên một ngôi mộ với mục đích là bảo vệ ngôi mộ khỏi kẻ thù xâm lấn. Vì rất có thể người cổ xưa tin rằng linh hồn vẫn tồn tại sau khi chết và vẫn cần được bảo vệ. Xung quanh tảng đá này còn tìm thấy nhiều đá vòng tròn, đá cự thạch, nhiều mộ đá cũng như một số di tích dolmonoid cists khác.

Bên dưới tảng đá, người ta còn tìm thấy xương cánh tay, ba chậu sứ đen, đỏ, một dụng cụ sắt tìm thấy dưới hài cốt của một người đàn ông. Ước tính bãi chôn lấp Megalith này có thể có niên đại từ năm 1000 TCN - năm 200 SCN.

Việc khai quật đã được bắt đầu từ hai tuần trước đây dưới sự giám sát của NR Visalatch, giám đốc Cục Khảo cổ học và Bảo tàng thành phố Telangana.

Chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng, đây có thể là tảng đá khảo cổ lớn nhất tìm thấy ở Miền Nam Ấn Độ và có thể là một trong những tảng đá lớn nhất của đất nước. Dĩ nhiên, chúng tôi không thể nói nó lớn nhất thế giới vì có những tảng đá khảo cổ khác có kích thước lớn hơn nhiều”. - D Ramulu Naik, trợ lý giám đốc của Department nói với Deccan Chronicle.

Xung quanh tảng đá này còn tìm thấy nhiều đá vòng tròn, đá cự thạch

Theo P Nagaraju, trợ lý giám đốc, nhóm khảo cổ phải mất bốn giờ để dùng một cần cẩu khổng lồ cùng đội ngũ nhân lực triệu tập từ Hyderabad để nhấc tảng đá 40 tấn khổng lồ đó lên.

Khi được hỏi về cách mà người tiền sử đặt tảng đá khổng lồ lên ngôi mộ cổ này như thế nào, ông Nail giải thích: “Đầu tiên, có thể họ đào ngôi mộ gần với vị trí của tảng đá khổng lồ này, sau đó, họ đã có thể lăn tảng đá này vào trong nắp mộ có thể bằng cách di chuyển các viên sỏi tròn, đá tròn hoặc là các khúc gỗ tròn. Và cũng không loại trừ khả năng họ đã chủ động đào ngôi mộ ngay dưới tảng đá khổng lồ này”.

Bên cạnh đó, ông Nagaraju cho biết còn có một mảnh xương cánh tay, dài hai cm và ba xương khác cũng được tìm thấy ở một khu khảo cổ gần đó. Các di tích xương và hiện vật khảo cổ khác sẽ được gửi đến Trường Deccan College of Post Graduate Research ở Pune để xác định ADN cũng như nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu hơn cho cuộc khai quật.

Thứ Ba, 04/04/2017 11:04
31 👨 337
0 Bình luận
Sắp xếp theo