Một nhóm các nhà khoa học Campuchia và quốc tế vừa phát hiện ra một di tích khảo cổ nhà máy luyện sắt đầu tiên thuộc thời kỳ Angkor đang nhận được sự quan tâm của giới khảo cổ học Châu Á.
Sau ba tuần khai quật tại tỉnh Preah Vihear, một nhóm các nhà khoa học Campuchia và quốc tế đã phát hiện ngay tại khu vực Rovieng gần núi Phnom Dek một nhà máy lò luyện sắt đã từng được sử dụng khoảng một thiên niên kỷ trước, tương đương khoảng 1000 năm trước.
“Chúng tôi tìm thấy rất nhiều chân lò, các hông lò trong nhà máy bị sụp đổ, và nó là một cơ sở luyện sắt gần như được phát hiện đầy đủ” - nhà khảo cổ học Canada Mitch Hendrickson của Đại học Illinois tại Chicago nói trong một tuyên bố.
Trước đó, nhiều bằng chứng liên quan tới nhà máy luyện sắt đã được tìm thấy gần khu vực. Theo lời kể của ông Hendrickson và nhà khảo cổ học Phon Kaseka, giám đốc khảo cổ học tại Học viện Hoàng gia Campuchia cho hay, họ đã lần đầu tiên khảo sát khu vực này từ năm 2009 và phát hiện một đường ống lò. Quay trở lại vào năm 2013, họ đã tìm thấy nhiều than, carbon, ước tính thuộc thế kỷ 11, 12 thuộc thời kỳ Angkor.
Kết hợp với những phát hiện di tích trước đó và mới đây cho thấy, cuộc khai quật cung cấp rất nhiều manh mối quan trọng về thời kỳ sản xuất kim loại cho đế chế Angkor, phục vụ chế tạo vũ khí cho quân đội, công cụ lao động cho nông dân từ các cột sắt để xây các đền thờ... Ông Kaseka nói.
Khi tiến hành phân tích khảo cổ, kết quả cho thấy, khu vực lò luyện sắt tại nhà máy này đã hoạt động suốt cả một thời gian khá dài trước khi chính thức ngừng hoạt động.
Khảo sát qua khu vực các gò nhà máy, nhóm phát hiện ít nhất 6 hoặc 7 các khu vực luyện sắt theo các giai đoạn khác nhau. Ông Hendrickson cho biết thêm.
Không những thế, vào tuần trước, nhóm cũng tìm thấy một cái lò đất sét nhỏ chứa lượng sắt lớn, lò cao 1m đến 2m, đặt trong một góc nhà máy. Theo nhận định, lò này có nhiệm vụ nung sắt thành chất lỏng.
“Hiện nhóm nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn liệu có hay không nguyên một cộng đồng người Campuchia cổ đại sinh sống ở quanh đây hay không? Hay chỉ là một nhà máy lò luyện sắt hoạt động độc lập, biệt lập khu dân cư”.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm chung cho rằng, quá trình luyện sắt này có thể được thực hiện cách ly xa với các ngôi làng, thị trấn cổ trong quá khứ.
Bên cạnh đó, từ năm 2009, 235 gò sắt đã được tìm thấy ở hai huyện của tỉnh Preah Vihear: Sangkum Thmei và Rovieng, và quá trình khai quật đang diễn ra. - Voeun Vuthy, giám đốc Khảo cổ học Tiền sử của Bộ Văn hoá, người giám sát khai quật dự án nói trong một tuyên bố.
"Điều này cho thấy sản xuất sắt đóng một vai trò rất quan trọng suốt một thời gian trong một phần văn hóa, kinh tế của đất nước hàng ngàn năm trước", Ông nói.