Tại sao thằn lằn lại phun máu từ mắt?

Ít nhất 8 loài thằn lằn thuộc chi Phrynosoma có khả năng xuất huyết từ mắt trong những trường hợp cần thiết. Quá trình này được gọi là xuất huyết tự động và là chiếc lược phòng thủ độc đáo để ngăn chặn kẻ thù của chúng.

Thằn lằn phun máu từ mắt

Thằn lằn sừng, một loài bò sát nhỏ có nguồn gốc từ Mexico và vùng Tây Nam Hoa Kỳ là một trong những loài thằn lằn có khả năng phun máu từ mắt.

Vì sống giữa hoang mạc nên thằn lằn sừng thường phải chiến đấu với những kẻ săn mồi như chó sói, rắn, chuột lớn. Khi bị kẻ thù dồn vào đường cùng, nó sẽ phun ra dòng máu từ đôi mắt của mình, bắn thẳng vào mặt kẻ thù rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Thằn lằn bắn máu ra khỏi mắt như thế nào?

Một số số loài thằn lằn có một túi dưới mắt được gọi là xoang mắt. Khi đối mặt với một mối nguy hiểm, lưu lượng máu sẽ dồn đến xoang mắt khiến nó phồng lên. Sau đó, dưới áp lực tích tụ máu sẽ được phun ra ngoài qua lỗ chân lông ở mí mắt dưới của thằn lằn.

Thằn lằn phun máu từ mắt có thể ra tới 1,5 mét và có thể phun liên tục để dọa kẻ thù.

Ngoài ra, máu của chúng chứa các chất gây khó chịu như tạo ra mùi hôi hoặc làm mất cảm giác thèm ăn của kẻ thù.

Sau khi phun máu ra để dọa con mồi, mí mắt thứ ba của thằn lằn là một lớp màng nictitating trong suốt sẽ quét qua toàn bộ bề mặt nhãn cầu, đẩy máu thừa đến góc sau của mắt để chúng rơi ra bên ngoài.

Xuất huyết để tự vệ không chỉ xuất hiện ở thằn lằn có sừng mà một số loài rắn cũng có cơ chế này như rắn boids lùn, rắn vua và rắn mũi dài, không chỉ từ mắt mà còn từ lỗ mũi hoặc cloacal (bộ phận sinh dục, ruột và đường tiết niệu thông thường) của chúng.

Thứ Bảy, 15/04/2023 10:36
31 👨 536
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật