Thằn lằn dùng chiêu 'lăng ba vi bộ' chạy trên nước để thoát miệng rắn
Trong video, thằn lằn Basilisk từ kẻ đi săn mồi đã biến thành con mồi, nhưng nhờ cấu tạo bàn chân độc đáo đã giúp nó thoát hiểm trong gang tấc khi bị rắn racer phục kích do mải rình bắt một con thằn lằn anolis.
Thằn lằn Basilisk có khả năng tuyệt vời đó là chạy trên mặt nước nên chúng còn được gọi là Ninja trên nước, ông hoàng trên nước hay đôi khi chúng còn được gọi là thằn lằn chúa Jesus, ám chỉ câu chuyện Chúa Jesus đi trên mặt nước trong Kinh thánh.
Chân sau của thằn lằn Basilisk có ngón chân dài và có các nếp nhăn ở giữa các kẽ chân giúp tăng diện tích bề mặt lên đồng thời tạo ra các túi khí nhỏ để chúng không bị chìm và có thể di chuyển được trên mặt nước.
Thằn lằn Basilisk sống chủ yếu trên cây và rất ít khi xuống nước. Nhưng khi gặp mối đe dọa chúng phi từ trên cây xuống nước để chạy trốn. Khi đó, chúng có thể đứng thẳng và sử dụng 2 chân sau để chạy. Nó có thể chạy trên mặt nước với tốc độ rất nhanh đạt tới 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h, có thể tăng tốc lên 1,5m trong vòng 1 giây. Nhưng cuối cùng thằn lằn Basilisk dưới ảnh hưởng của trọng lực. Nhưng đến lúc đó, nó cũng đã chạy thoát được khỏi kẻ thù.
Loài thằn lằn này sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ, khu vực có mưa nhiều. Thằn lằn Basilisk thường có màu nâu và màu kem.
Loài thằn lằn này thường sống đơn độc 1 mình. Đến mùa giao phối, con đực sẽ có nhiều bạn tình trong khi con cái chỉ giao phối với một con đực.
Bạn nên đọc
-
Cận cảnh màn tranh bắt cá hiếm có giữa đại bàng, diệc và hạc
-
Mèo chân đen châu Phi: Có vẻ ngoài ngây thơ nhưng là loài mèo ‘nguy hiểm nhất thế giới’
-
Chim hay hót vào sáng sớm, tại sao vậy?
-
Bí mật gây sốc của Quokka, loài động vật hạnh phúc nhất thế giới
-
Cận cảnh màn đào thoát ngoạn mục của cự đà con khỏi đàn rắn dữ bủa vây bốn bề
-
Những loài động vật không cánh có thể bay như chim
-
Tưởng không lối thoát, linh dương đầu bò bất ngờ đả bại sư tử
-
13 loài vật có khả năng ngụy trang siêu đẳng, gần như vô hình trong môi trường tự nhiên
-
Thổi sáo có thật sự gọi được rắn không?