Dưới đây là những sự thật khó tin về các loài động vật mà có thể bạn chưa từng nghe nói tới như lưỡi của thằn lằn dài gấp đôi cơ thể chúng, rái cá thường nắm tay nhau khi ngủ, hà mã tiết “mồ hôi máu”...
Có thể bạn không biết, quạ có thể nhận ra từng người sau nhiều năm không gặp, thậm chí ngay cả khi họ đang cải trang.
Nhện Tarantulas và những con ếch sống cộng sinh với nhau. Những con nhện sẽ bảo vệ ếch, còn những con ếch sẽ ăn bọ và ký sinh trùng để bảo vệ trứng của nhện.
Gà trống tự làm bản thân điếc tạm thời (một phần tư ống nghe của gà chồng lên nhau và các mô mềm đóng kín gần một nửa bề mặt của màng nhĩ) mỗi khi chúng gáy, để không tự làm hỏng thính giác của chúng.
Sóng âm từ tiếng kêu của cá nhà táng có thể giết chết một người nếu họ bơi quá gần.
Rắn không có mí mắt và tai ngoài. Nếu bạn thấy một con rắn nháy mắt, thì đó là một con thằn lằn không chân chứ không phải rắn.
Vào những ngày nắng nóng, kền kền giải nhiệt bằng cách đi tiểu lên chính chân và bàn chân của chúng. Thói quen này được gọi là Urohidrosis - sử dụng quá trình làm mát bay hơi của chất lỏng. Ngoài ra, nước tiểu của chúng cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thứ bám vào chân khi chúng đi qua xác động vật hoặc đậu trên động vật chết.
Các tuyến hậu môn của hải ly tiết ra một chất có tên gọi là Castoreum từng được sử dụng như hương liệu thực phẩm thay thế hương vị cho vani. Hiện tại, dịch tiết hậu môn của hải ly này chỉ được sử dụng trong sản xuất nước hoa.
Lưỡi của tắc kè dài gấp đôi chiều dài cơ thể chúng và thường được cuộn lại bên trong miệng. Khi bắt mồi, nó phóng chiếc lưỡi này ra với tốc độ lên tới 97km/h.
Khi hải âu cổ rụt Atlantic được khoảng 3 - 5 tuổi, nó sẽ chọn 1 "đối tác" để ghép đôi suốt phần đời còn lại.
Đại bàng đầu trọc thường xây tổ có kích thước rất lớn, thường rộng 1,2-1,5 mét và sâu tới 1,2 mét. Thậm chí, người ta còn từng ghi nhận chiếc tổ rộng tới 2,8 mét và sâu 6 mét.
Loài rái cá thường ngủ nổi trên mặt nước và nắm tay nhau để tránh bị trôi khỏi bầy.
Giới tính của một số loài rùa nhỏ (và cả cá sấu) được quyết định bằng nhiệt độ của cát khi trứng được vùi xuống. Do tình trạng ấm lên của trái đất, nhiệt độ ở các bãi biển trên thế giới sẽ tăng lên khiến có nhiều rùa cái được sinh ra hơn, dẫn đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên.
Cá mập có thể có tới 30.000 chiếc răng trong đời, chúng có nhiều hàng răng bên dưới hàm răng.
Mặc dù sư tử được tìm thấy chủ yếu ở đồng bằng và các thảo nguyên nhưng chúng vẫn được gọi là "vua của rừng rậm".
Chuồn chuồn có 6 chiếc chân chúng được dùng chủ yếu để nắm, bắt và bám vào thân cây chứ không phải để đi lại. Ngoài ra, vào mùa sinh sản, nhiều chuồn chuồn cái sẽ giả chết để từ chối không bị làm phiền bởi con đực đòi giao phối.
Để thỏa mãn cơn đói và cơn khát, loài hươu cao cổ có thể ăn tới 45kg lá và cành nhỏ trong 1 ngày.
Đặc tính “cân đối” của một số loài sứa cho phép chúng có thể sắp xếp lại các xúc tu của mình nếu có bất cứ xúc tu nào bị đứt.
Cá voi xanh, "gã khổng lồ biển cả" sở hữu chiếc lưỡi nặng tương đương với một chú voi, còn tim của nó nặng tương đương một chiếc ô tô. Một ngày, cá voi xanh có thể ăn hết 4 tấn các loài giáp xác.
Hà mã tiết ra một chất dịch nhầy màu đỏ hay còn gọi là "mồ hôi máu". Dịch này có tác dụng như kem chống nắng, dưỡng ẩm da, thậm chí là kháng khuẩn và chống thấm nước.
Bạch tuộc có 3 trái tim: 1 trái tim có vai trò tuần hoàn máu và 2 trái tim có vai trò vận chuyển máu.
Chim ruồi là loài chim duy nhất bay lùi nhưng đôi chân của chúng quá ngắn nên chúng không thể đi lại.