Nọc độc thằn lằn có thể mang lại bước đột phá trong điều trị đông máu

Trước giờ, các nhà khoa học đã tạo ra một loạt các loại thuốc sử dụng các hợp chất được phát hiện trong nọc độc của rắn, ếch, ốc, sứa và các động vật khác để chữa bệnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy nọc độc thằn lằn cũng có thể là nguồn cung cấp các hợp chất dược liệu. Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland tin rằng các thằn lằn có thể mang lại các phương pháp điều trị mới cho bệnh máu đông.

Nghiên cứu nọc độc trong thằn lằn tương đối mới. Cho đến gần đây, các nhà sinh vật học cho rằng chỉ có một vài con thằn lằn là có độc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đã gây ngạc nhiên khi cho thấy có một số lượng lớn các loài thằn lằn có độc.

Nọc độc thằn lằn có thể mang lại bước đột phá trong điều trị đông máu

Bryan Fry, trợ lý giáo sư tại QU cho biết: "Giờ đây chúng ta biết rằng có rất nhiều con thằn lằn độc hại hơn những gì chúng ta tưởng, bao gồm rồng Komodo mang tính biểu tượng - con thằn lằn lớn nhất thế giới".

Fry và các đồng nghiệp của ông đã dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm để phân tích nọc độc của 16 loài thằn lằn bao gồm rồng Komodo. Phân tích của họ đã xác định được một số hợp chất mới có tiềm năng sử dụng trong điều trị đột quỵ.

Ông Fry nói: "Bằng cách điều tra các hoạt tính của chất độc nâu trong thằn lằn, chúng tôi đã sử dụng chúng để phá vỡ cục máu đông đe doạ đến mạng sống và biến những hợp chất này thành các loại thuốc cứu sống bệnh nhân".

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy những nọc độc thằn lằn có thể nhắm tới fibrinogen, một protein quan trọng để hình thành cục máu đông.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích chi tiết các chất độc nâu trong thằn lằn đăng trên tạp chí Toxins.

Chủ Nhật, 03/09/2017 14:10
31 👨 396
0 Bình luận
Sắp xếp theo