Phương pháp y học mới: dùng sụn từ mũi dùng để bơm phục hồi sụn đầu gối

Lấy sụn từ mũi để phục hồi cho sụn đầu gối là một câu chuyện y học vừa được thí nghiệm thành công đang gây xôn xao giới y học trên toàn cầu.

Theo đó, đây là thành tựu y học mới nhất của các bác sỹ Thụy Sỹ thực hiện trên 10 người trưởng thành bị hỏng sụn đầu gối do chấn thương.

Để có được kết quả này, 10 bệnh nhân trước hết được kiểm tra lâm sàng đầy đủ về sức khỏe đặc biệt là chất lượng cũng như tình trạng hoạt động sinh học giữa sụn khớp gối và sụn mũi.

Sau đó, bác sỹ Martin và các đồng nghiệp lấy một mẫu nhỏ các tế bào sụn từ xương mũi của bệnh nhân, sau đó nuôi chúng trong môi trường chứa hormone tăng trưởng liên tục trong suốt trong hai tuần. Tất cả các tế bào sụn mũi này được đặt trong một màng collagen và nuôi cấy tiếp tục trong hai tuần nữa.

Phương pháp y học mới dùng sụn từ mũi dùng để bơm phục hồi sụn đầu gốiNguồn ảnh: Internet.

Kế tiếp, toàn bộ phần sụn được tách, sau khi nuôi cấy được cấy ghép thẳng vào phần sụn khớp bị hỏng do chấn thương gây ra trên cơ thể bệnh nhân.

Kết thúc quá trình hậu phẫu, bệnh nhân được theo dõi suốt 6 đến 8 tuần, và có thể mất hơn vài tháng mới cho sụn khớp gối dụng nạp và phục hồi bình thường.

Hai năm sau, 10 người này đã được chụp MRI khớp gối lần nữa cho thấy các mô sụn khớp gối làm từ sụn mũi đã phát triển thành mô mới, hoạt động bình thường, đầu gối của 9/10 người hoạt động linh hoạt hơn, bớt tình trạng đau hơn.

Hiện phương pháp này đang tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi trở thành một phương pháp điều trị, phục hồi khớp gối ở múc độ rộng rãi trên toàn cầu.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí The Lancet.

Huỳnh Dũng (Theo UPI)

Thứ Sáu, 28/10/2016 15:11
51 👨 951
0 Bình luận
Sắp xếp theo