Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý tại Việt Nam trong năm 2021

Dưới đây là tên và thời điểm diễn ra những hiện tượng thiên văn đáng chú ý trong năm 2021 có thể quan sát và theo dõi được ở Việt Nam do Hội thiên văn Việt Nam đưa ra.

Lịch thiên văn năm 2021

Ngày 3/1: Mưa sao băng Quadrantids gây ra bởi những mảnh vụn còn lại của sao chổi 2003 EH1. Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày mùng 3 tháng 1 (Dương lịch).

Ngày 22 và 23/4: Mưa sao băng Lyrids. Tuy nhiên năm nay rất khó quan sát hiện tượng thiên văn này do Mặt Trăng rất sáng.

Ngày 26/5: Nguyệt thực toàn phần, hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2021. Tuy nhiên, đa số ở Việt Nam chỉ có thể theo dõi được pha một phần và nửa tối.

Nguyệt thực toàn phần 2021

Ngày 2 tháng 8: Sao Thổ nằm ở vị trí trực đối (Sao Thổ, Trái đất ở giữa rồi đến Mặt trời). Đây là thời điểm sao Thổ ở gần Trái đất nhất, cho phép chúng ta quan sát hành tinh này dễ nhất bằng kính thiên văn.

Ngày 12 và 13/8: Mưa sao băng Perseids, đây là trận mưa sao băng đáng chú ý hàng năm.

Ngày 19/ 8: Sao Mộc nằm ở vị trí trực đối tương tự sao Thổ, thuận lợi để chúng ta quan sát hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời này.

Ngày 14/9: Sao Hải Vương nằm ở vị trí trực đối giúp việc quan sát hành tinh xa nhất hệ Mặt trời bằng kính thiên văn thêm thú vị.

Ngày 7/10: Mưa sao băng Draconids, một trận mưa sao băng nhỏ với mật độ không quá 10 sao băng mỗi giờ.

Ngày 21 và 22/10: Mưa sao băng Orionids, một trận mưa sao băng đáng chú ý hàng năm. Tuy nhiên, do năm nay bị Mặt Trăng che mờ nên khó quan sát.

Ngày 4 và 5/11: Mưa sao băng Taurids, một trận mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điểm không quá 10 sao băng mỗi giờ.

Ngày 5/11: Sao Thiên Vương nằm ở vị trí trực đối. Nếu có sự trợ giúp của kính thiên văn, đây là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn quan sát hành tinh này.

Ngày 17 và 18/11: Mưa sao băng Leonids với mật độ khoảng 30 sao băng mỗi giờ khi cực điểm.

Mưa sao băng

Ngày 19/11: Nguyệt thực một phần. Ở Việt Nam, chúng ta quan sát được giai đoạn sau của nguyệt thực.

Ngày 13 và 14/12: Mưa sao băng Geminids, với mật độ vệt sao từ 100 tới 120 vệt mỗi giờ. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Ngày 21 và 22/12: Mưa sao băng Ursids, nếu thời tiết thuận lợi chúng ta cũng chỉ quan sát được vài sao băng mà thôi.

Thứ Hai, 28/12/2020 13:50
51 👨 2.596
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ