Nguyệt thực là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị diễn ra trong vũ trụ mà con người có thể quan sát từ Trái Đất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này.
Nguyệt thực là gì?
Đầu tiên chúng ta cần biết rằng, Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất này là do Mặt Trăng phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào nó.
Tuy nhiên, vào thời điểm Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng nhau, ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng bị Trái Đất chặn lại, tức là Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất nên bị tối đen dần. Thời điểm và hiện tượng này được gọi là nguyệt thực.
Do Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng Mặt Trời nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.
Như vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào dịp trăng tròn và khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.
Phân loại nguyệt thực
Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn.
Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu tới Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này, khi quan sát từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này được gọi là trăng máu.
Nguyệt thực toàn phần thường diễn ra tối đa khoảng 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn).
Nguyệt thực nửa tối
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất nên độ sáng của hành tinh này chỉ giảm đi một chút. Nguyệt thực bán phần rất khó quan sát được bằng mắt thường.
Nguyệt thực một phần
Hiện tượng thiên văn này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng bị khuyết đi một phần do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất.