Uranus là sao Thiên Vương hay còn gọi là Thiên Vương Tinh là hành tinh thứ 7 trong hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương được ít người nhắc đến nhưng nó lại có những đặc điểm kỳ lạ, thú vị mà không hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có.
- Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
- Bạn có biết: Sao Hỏa, sao Kim có mùi trứng thối còn Mặt Trăng có mùi thuốc súng
Hành tinh này được đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ Uranus. Đây là hành tinh duy nhất trong Thái dương hệ lấy tên theo một vị thần trong thần thoại Hy Lạp thay vì trong thần thoại La Mã.
Nhiệt độ tối thiểu trên sao Thiên Vương là -224°C, khiến nó trở thành hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất nằm trong hệ Mặt Trời.
Cấu trúc bên trong sao Thiên Vương chỉ chứa một lõi băng và đá.
Trong Thái dương hệ, sao Thiên Vương xếp thứ 3 về kích thước và thứ 4 về khối lượng. Thiên Vương Tinh có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó.
Trên sao Thiên vương chỉ có hai mùa: mùa hè và mùa đông. Mùa hè ở sao Thiên vương kéo dài 42 năm.
Sao Thiên vương có 27 Mặt Trăng và chúng được đặt tên theo các nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare và Alexander Pope.
Vận tốc gió trên sao Thiên vương có thể đạt đến 900km/h.
Trục quay của sao Thiên Vương nghiêng 98 độ, trong khi trục của Trái Đất chỉ bị nghiêng một góc bằng 23,5 độ. Tức là hành tinh này quay khi nằm gần song song trên mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời, cực bắc và cực nam của nó gần như nằm tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác nên nhận được nhiều năng lượng ánh sáng Mặt Trời hơn vùng xích đạo.
Sao Thiên Vương đôi khi được các nhà thiên văn học phân vào loại "hành tinh băng khổng lồ" do có thành phần hóa học tương tự như sao Hải Vương nhưng khác biệt so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là sao Mộc và sao Thổ.
Sao Thiên Vương có từ trường rất lạ. Trục từ trường bị nghiêng một góc bằng 60° so với trục quay chứ không đi qua khối tâm như các hành tinh khác trong Thái dương hệ.