Bức ảnh 25.000 chấm trắng này là bức ảnh vũ trụ 'đáng sợ' nhất

Bức ảnh có tới 25.000 chấm trắng này trông khá giống với những bức ảnh chụp các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Tuy nhiên đây không phải là một bức ảnh bình thường bởi mỗi chấm trắng trong bức ảnh là một lỗ đen siêu lớn và chúng đang nuốt chửng vật chất ở trung tâm của một thiên hà cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. Dựa vào cách hoạt động này của lỗ đen mà con người mới có thể xác định được chúng một cách chính xác.

Bức ảnh có tới 25.000 chấm trắng

Bức ảnh này chính là tấm bản đồ chi tiết nhất cho đến nay về các lỗ đen ở tần số vô tuyến thấp. Đây là kết quả làm việc trong nhiều năm của các nhà thiên văn học. Họ đã sử dụng hệ thống đài thiên văn LOw Frequency ARray (LOFAR) ở Châu Âu để quan sát ở các bước sóng vô tuyến cực thấp. Hệ thống này gồm 20.000 kính viễn vọng vô tuyến, phân bố khắp 52 địa điểm trên khắp châu Âu.

LOFAR hiện là mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến duy nhất có khả năng quan sát một vùng trời cực kỳ rộng lớn nhờ khả năng chụp ảnh độ phân giải cao ở tần số dưới 100 megahertz.

Các nhà thiên văn học đang có dự án mang tên LOFAR LBA Sky Survey (LoLSS), nhằm chụp lại toàn bộ phía Bắc ở tần số cực thấp. Bản đồ 25.000 lỗ đen trên là thành quả đầu tiên trong dự án, chiếm 4% bầu trời phía bắc.

Để khắc phục tình trạng bức ảnh bị mờ do các bức xạ vô tuyến tần số cực thấp bị biến đổi khi chúng xuyên qua tầng điện ly và có thể bị phản xạ lại không gian, nhóm nghiên cứu đã sử dụng siêu máy tính chạy các thuật toán để sửa lỗi nhiễu tầng điện ly cứ sau bốn giây.

Thứ Ba, 09/03/2021 08:06
51 👨 3.199
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ