Sự thật thú vị về sao Thổ

Sao Thổ là một hành tinh khổng lồ, đứng thứ 2 trong hệ mặt trời chỉ sau sao Mộc về đường kính cũng như khối lượng. Nhắc tới sao Thổ, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những vành đai rộng lớn đặc trưng, luôn được xem là một trong những kỳ quan ấn tượng nhất trong hệ Mặt Trời. Nhưng trên thực tế sao Thổ còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị.

Có thể nổi nếu thả trong nước

Thành phần cấu tạo chủ yếu của sao Thổ gồm khí hydro và heli. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể đứng trên bề mặt sao Thổ giống như đứng trên bề mặt Trái Đất. Tỷ trọng của sao Thổ kém hơn Trái Đất 8 lần.

Sao Thổ có kích thước lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. (Ảnh: Universetoday.com).
Sao Thổ có kích thước lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. (Ảnh: Universetoday.com).

Sao Thổ còn là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, nhỏ hơn khoảng 30%. Chính vì vậy, các nhà khoa học tin rằng sao Thổ có thể nổi nếu thả trong nước.

Ngày cực ngắn, năm cực dài

Sao Thổ là hành tinh ở vị trí thứ 6 tính từ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).
Sao Thổ là hành tinh ở vị trí thứ 6 tính từ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).

Sao Thổ quay quanh trục rất nhanh, 1 ngày trên hành tinh này chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây. Tuy nhiên, nó lại di chuyển rất chậm xung quanh Mặt Trời. Một năm trên hành tinh này kéo dài 10.759 ngày Trái Đất, khoảng 29,5 năm Trái đất.

Hình cầu dẹt nhất trong Hệ mặt trời

Sao Thổ có hình cầu dẹt.
Sao Thổ có hình cầu dẹt.

Tốc độ tự quay quanh trục của hành tinh này quá nhanh khiến nó bị mài mòn và trở thành hình cầu dẹt rõ rệt (hai cực dẹt đi, xích đạo phình ra). Hai cực của sao Thổ có khoảng cách là 54.364km, còn xích đạo của hành tinh này có đường kính là 60.268km, chênh nhau tới 10%.

Lộng gió

Sao Thổ có màu vàng nhạt và là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm khi nhìn từ Trái Đất. Sao Thổ rất nhiều gió, ở vùng xích đạo vận tốc gió có thể lên đến 1.800km/h. Tại Trái Đất, vận tốc gió đạt kỷ lục cao nhất chỉ là 400km/h.

Số lượng vệ tinh "khủng"

Các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 62 vệ tinh tự nhiên quay quanh sao Thổ, một số vệ tinh trong số đó được hình thành cùng thời điểm ra đời của sao Thổ.

Mặt trăng Titan có cả bầu khí quyển riêng

Mặt Trăng Titan của sao Thổ. (Ảnh: NASA).
Mặt Trăng Titan của sao Thổ. (Ảnh: NASA).

Titan với đường kính lên tới 5150km là Mặt Trăng lớn nhất của sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ thua Mặt Trăng Ganymede của sao Mộc.

Cho tới hiện tại, Titan là Mặt Trăng duy nhất được biết đến là có bầu khí quyển riêng. Bầu khí quyển trên Titan dày hơn bầu khí quyển Trái đất đến 50%, gồm hỗn hợp của Nitro và Metan.

Cực Bắc xoáy lục giác, cực Nam xoáy tròn

Xoáy 6 cạnh ở cực Bắc sao Thổ. (Ảnh: NASA).
Xoáy 6 cạnh ở cực Bắc sao Thổ. (Ảnh: NASA).

Ở vĩ độ khoảng 78° tại cực Bắc của sao Thổ có những vòng xoáy khí quyển hình dạng lục giác rất đặc biệt. Cạnh thẳng của những vòng xoáy lục giác này thậm chí còn lớn hơn cả đường kính của Trái Đất với chiều dài xấp xỉ 13.800km.

Xoáy tròn ở cực Nam của sao Thổ. (Ảnh: NASA).
Xoáy tròn ở cực Nam của sao Thổ. (Ảnh: NASA).

Trong khi đó, vùng cực Nam của sao Thổ lại xuất hiện một dòng khí tốc độ cao nhưng không hình thành nên xoáy khí quyển mạnh hay cấu trúc lục giác như ở cực bắc.

Đặt theo tên thần thời gian

Sao Thổ được đặt tên theo thần thời gian, Cronus.
Sao Thổ được đặt tên theo thần thời gian, Cronus.

Sự nhanh chậm của sao Thổ khi quay quanh trục và Mặt Trời đã khiến cho người Hy Lạp liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian. Chính vì vậy, họ đã đặt tên cho hành tinh này là Cronus - vị thần của thời gian.

Vành đai rộng nhất

Vành đai rộng nhất

Hệ thống vành đai của sao Thổ rộng nhất trong Hệ Mặt Trời và có thể nhìn thấy được từ Trái đất. Chu vi vòng ngoài của vành đai trên sao Thổ có thể bằng khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng nhưng chỉ dày chỉ khoảng 20m.

4 tàu vũ trụ đến thăm sao Thổ

Tính tới hiện tại, mới chỉ có 4 tàu vũ trụ đến thăm sao Thổ gồm: Pioneer 11, Voyager 1 và 2, và Cassini-Huygen.

Thứ Năm, 08/08/2019 15:26
54 👨 4.962
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ