Nghiên cứu mới trên chuột cho thấy tại sao giấc ngủ đôi khi lại khiến bạn trở nên đãng trí

Lỗi bộ nhớ luôn là vấn đề gây phiền toái, cho dù là trên máy móc, thiết bị công nghệ hay trên chính cơ thể chúng ta. Nói theo cách đơn giản, cơ thể chúng ta là một cỗ máy tế bào phức tạp, trong đó mỗi cơ quan trong cơ thể lại đảm nhiệm những chức năng riêng biệt, và não bộ có thể được coi là bộ xử lý trung tâm và ROM, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của toàn bộ các cơ quan còn lại cũng như ghi nhớ mọi thông tin cần thiết phục vụ hoạt động sống hàng ngày.

Đã bao giờ bạn thức dậy sau 1 giấc ngủ và quên “béng” mất mình đã để chìa khóa xe ở đâu vào tối hôm trước? Đó chính là lúc “bộ nhớ” của bạn gặp vấn đề. Suy nghĩ đầu tiên của chúng ta khi gặp phải tình huống này là do công việc căng thẳng, ngủ không đủ giấc hay tệ hơn là tuổi tác và lão hóa. Vậy nguyên nhân thực sự đằng sau hiện tượng này là gì? Liệu bạn có cần đi khám và điều trị hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

Não bộ chính là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, trong đó có trí nhớNão bộ chính là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, trong đó có trí nhớ

Thật vậy, đãng trí quá mức là một vấn đề lớn đối với cuộc sống của bất cứ ai, nhưng thực sự thì việc quên lãng đôi khi lại rất cần thiết, và đó là một phần trong cơ chế hoạt động của não bộ. Rốt cuộc, điều đáng quan tâm hơn cả là chúng ta phải nhớ được những gì quan trọng ở ngay thời điểm hiện tại, thay vì ghi nhớ tất cả mọi thứ. Chẳng hạn như cách đây 20 năm, khi mà điện thoại di động vẫn chưa thực sự phổ biến, bạn luôn phải tự ghi nhớ số điện thoại, trong khi ở thời điểm hiện tại, bạn chắc chắn không muốn phải tốn nơ-ron thần kinh cho quá nhiều số điện thoại không thường xuyên liên lạc, chỉ đơn giản là lưu chúng vào bộ nhớ điện thoại. Và cũng chẳng cần phải ghi nhớ số điện thoại bàn mà ngày trước mình sử dụng làm gì vì điều đó không còn cần thiết nữa.

Nhưng chính xác làm thế nào để não bộ quên đi những ký ức từ lâu mà hiện đã không còn cần thiết và không quá rõ ràng. Mới đây, một nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện bởi các nhà khoa học Nhật Bản và công bố trên tạp chí Science đã mang đến một cái nhìn chuyên sâu hơn về quy trình phức tạp này.

Giấc ngủ là lúc não bộ thực hiện quá trình "dọp dẹp bộ nhớ" lược bỏ những thông tin không quan trọngGiấc ngủ là lúc não bộ thực hiện quá trình "dọp dẹp bộ nhớ" lược bỏ những thông tin không quan trọng

Đầu tiên, nghiên cứu đã thực sự cho thấy rằng, để nhớ được những gì thực sự quan trọng, chúng ta cần phải quên đi các thông tin kém quan trọng hơn, cũng giống như việc bạn dọn dẹp bộ nhớ máy tính hoặc điện thoại vậy, chỉ giữ lại những dữ liệu cần thiết. Điều này có thể xảy ra ở 2 cấp độ trong não, một liên quan đến việc làm sạch các thông tin kém quan trọng hơn khi chúng ta lưu giữ và củng cố ký ức của mình, và một giúp “ngăn chặn” các thông tin kém quan trọng khi chúng ta cố gắng lục tìm lại ký ức.

Nghiên cứu mới được tiến hành trên chuột dường như đã tiết lộ chi tiết các cơ chế bí mật của hiện tượng "quên” trong quá trình lưu giữ bộ nhớ. Các tác giả cho rằng bản chất của hiện tượng quên là do sự kích hoạt của hormone melatonin-concentrating (MCH), cụ thể nằm trong thùy não hypothalamus - khu vực có liên quan chặt chẽ đến việc giải phóng hormone nói chung. Chúng ta đều biết rằng melatonin là loại hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ - và tế bào thần kinh MCH thực sự có liên quan đến sự thay đổi giữa hai chu kỳ giấc ngủ chính: NREM (giai đoạn ngủ không cử động mắt nhanh) sang REM (giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh). (Giấc ngủ REM thường liên quan đến những giấc mơ).

Các tế bào thần kinh MCH hoạt động mạnh mẽ nhất trong chu kỳ giấc ngủ REM Các tế bào thần kinh MCH hoạt động mạnh mẽ nhất trong chu kỳ giấc ngủ REM

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng hiện tượng quên chỉ xảy ra trong quá trình lưu giữ (không phải khi chúng ta mã hóa hoặc truy xuất ký ức), và giấc ngủ là khoảng thời gian trong ngày khi các tế bào thần kinh MCH làm sạch bộ nhớ liên quan đến tất cả những sự lộn xộn mà não bộ của chúng ta đã thu nhận.

Kết quả này thu được bằng cách tiêm một loại hóa chất đặc biệt vào não chuột để ức chế các tế bào thần kinh MCH. Thật đáng ngạc nhiên, những con chuột có thể hoàn thành 2 nhiệm vụ trí nhớ cụ thể một cách tốt hơn: Nhận ra vật thể mới và thử nghiệm khả năng điều tiết sự sợ hãi (điều này liên quan đến sự liên kết giữa các kích thích và tác động bất lợi của chúng).

Bên cạnh đó, khi các nhà nghiên cứu loại bỏ hoàn toàn tế bào thần kinh MCH ra khỏi não chuột, trí nhớ của cũng đã được cải thiện đáng kể về lâu dài. Trong khi ngược lại, nếu MCH tăng cường hoạt động, hiệu suất trí nhớ của chuột sẽ suy giảm đáng kể.

Từ kết quả trên, các nhà nghiên cứu lập luận rằng việc can thiệp vào quá trình hoạt động của tế bào thần kinh MCH hoàn toàn có thể là một biện pháp khả thi trong điều trị các vấn đề về trí nhớ.

Can thiệp vào hoạt động của tế bào thần kinh MCH có thể là biện pháp cải thiện hiệu suất trí nhớCan thiệp vào hoạt động của tế bào thần kinh MCH có thể là biện pháp cải thiện hiệu suất trí nhớ

Phát hiện này, nếu cho kết quả chính xác và được xác nhận bởi những nghiên cứu chuyên sâu khác, có thể mang đến một bước đột phá lớn trong việc tìm hiểu cơ chế hoạt động cơ bản của trí nhớ. Vấn đề chính hiện tại nằm ở chỗ làm thế nào chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng các tế bào thần kinh MCH có liên quan đến việc làm sạch các thông tin hỗn tạp, không cần thiết một cách riêng biệt, thay vì làm giảm hiệu suất của trí nhớ?

Các nhà khoa học đang nghiên về giả thiết những tế bào thần kinh MCH, khi được kích hoạt, sẽ gây suy giảm trí nhớ và điều này không mang lại hiệu ứng tích cực cho bộ nhớ của chúng ta. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng kết quả nghiên cứu trên không cho biết nhiều thông tin về vai trò tích cực của việc quên trong quá trình duy trì hoạt động của trí nhớ. Hơn nữa, nghiên cứu cúng mới chỉ được tiến hành trên chuột - tuy có những điểm tương đồng - nhưng nhìn chung vẫn rất khác biệt so với con người. Và phải còn rất lâu nữa để một nghiên cứu ẩn chứa nhiều rủi ro như vật có thể được cho phép thử nghiệm trên người. Ở người, vai trò của giấc ngủ đối với hoạt động chung của trí nhớ vẫn chưa thực sự rõ ràng, mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu nhắm vào chủ đề này trong quá khứ.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã làm được một việc quan trọng, đóng vai trò nền tảng, đó là lần đầu tiên chỉ ra rằng các tế bào thần kinh MCH có liên quan mạnh mẽ đến việc làm cho trí nhớ trở nên tồi tệ hơn. Điều này mở ra triển vọng rất lớn cho những nghiên cứu về trí nhớ cũng như khả năng chữa trị các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như cải thiện hiệu suất hoạt động của trí nhớ bằng cách ức chế một vài tế bào thần kinh.

Đãng trí là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóngĐãng trí là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng

Nghiên cứu trên có tựa đề “REM sleep–active MCH neurons are involved in forgetting hippocampus-dependent memories”, được thực hiện bởi các nhà khoa học: Shuntaro Izawa, Srikanta Chowdhury, Toh Miyazaki, Yasutaka Mukai, Daisuke Ono, Ryo Inoue, Yu Ohmura, Hiroyuki Mizoguchi, Kazuhiro Kimura, Mitsuhiro Yoshioka, Akira Terao, Thomas S. Kilduff, và Akihiro Yamanaka.

Thứ Năm, 03/10/2019 17:03
55 👨 420
0 Bình luận
Sắp xếp theo