Ngôi sao Tabby, hay còn được gọi là KIC 8462852 nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng, tắt rồi lại sáng bất thường khiến các nhà khoa học nghĩ tới khả năng nó là một cấu trúc gì đó mà người ngoài hành tinh đã xây dựng để khai thác năng lượng của ngôi sao.
- Ngôi sao nào sống lâu nhất, sáng nhất, lớn nhất,... trong vũ trụ?
- Những ngôi sao trong vũ trụ có thể lớn tới mức nào?
- Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất trong vũ trụ, cách Trái Đất khoảng 600 năm ánh sáng
Dù các nghiên cứu sau đó không tìm ra dấu hiệu của người ngoài hành tinh tại đó nhưng lại phát hiện điểm kỳ lạ của ngôi sao này. Ngôi sao thay đổi độ sáng liên tục và ngày càng mờ đi với tốc độ đáng kinh ngạc. Nếu xét về tính chất và tuổi của ngôi sao này, nó quá mờ và thỉnh thoảng lại tắt sáng. Tất cả các hiện tượng vũ trụ mà con người biết đến cho tới nay vẫn chưa thể giải thích được bí ẩn này của KIC 8462852.
Sao Tabby mờ đi với tốc độc cực nhanh.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải được bí mật ở ngôi sao kỳ lạ này.
Các nhà khoa học từng cho rằng, ngôi sao Tabby mờ đi do các thiết bị của người ngoài hành tinh hút mất năng lượng.
Có một giả thuyết gọi là quả cầu ảo Dyson cho rằng, một nền văn minh cực kỳ tiến bộ có thể tạo ra một quả cầu từ các tấm pin quang năng để bao quanh toàn bộ một ngôi sao và khai thác hết năng lượng phát ra từ ngôi sao này.