Các nhà khoa học tại NASA lên kế hoạch phóng thử nghiệm phi thuyền khiến tiểu hành tinh tiến gần Trái Đất phải thay đổi quỹ đạo.
- 7 sứ mệnh vũ trụ lịch sử trong tương lai của NASA
- Thiên thạch khổng lồ nặng 40 triệu tấn gây ra thảm họa tương đương 65.000 bom nguyên tử sắp đâm vào Trái Đất?
Đồ họa kỹ thuật mô tả tàu vũ trụ lao vào tiểu hành tinh. (Video: Emergency Asteroid Defence Project.)
Ngày 30/6 vừa qua, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kế hoạch tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên nhằm thay đổi hướng bay của tiểu hành tinh hướng đến Trái Đất.
Cuộc phóng thử nghiệm này nằm trong dự án DART - dự án hợp tác giữa NASA và phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins ở Maryland, nhằm mục đích bảo vệ Trái Đất khỏi hiểm họa từ các tiểu hành tinh lớn hơn kích thước có thể bị bầu khí quyển đốt cháy.
Ảnh minh họa: Internet.
Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành vào tháng 10/2022 và mục tiêu sẽ là hệ tiểu hành tinh Didymos không đe dọa Trái Đất, gồm tiểu hành tinh Didymos B nhỏ hơn quay quanh tiểu hành tinh Didymos A. Một tàu vũ trụ có kích thước bằng tủ lạnh sẽ được NASA phóng lên và đâm vào Didymos B với vận tốc 21.436 km/h.
Vụ va chạm này sẽ làm thay đổi một phần nhỏ vận tốc của Didymos B khiến quỹ đạo bay của tiểu hành tinh đó thay đổi.
Sau cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tác động của cú va chạm lên quỹ đạo của Didymos B. Từ đó, họ sẽ xem xét mức độ hiệu quả của phương pháp này trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch lớn.