Khám phá Mặt Trời, ngoại hành tinh, tìm kiếm sự sống trong hệ Mặt Trời và những "siêu Trái Đất" tiềm năng cho hy vọng sống ngoài không gian là những sứ mệnh to lớn của NASA từ năm 2018 trở đi.
- NASA công bố một địa điểm có thể tồn tại sự sống ở ngay trong hệ Mặt Trời của chúng ta
- Tại sao NASA không có ý định quay trở lại Mặt Trăng?
Năm 1958, tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower (1890 – 1969) ký quyết định thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Hiện nay, NASA đã trở thành một trong những cột trụ lớn trong quá trình thám hiểm không gian của loài người.
Trong suốt gần 60 năm qua, NASA đã thực hiện nhiều sứ mệnh vĩ đại của loài người từ đưa người lên Mặt Trăng (từ năm 1969 - 1972) trên con tàu Apollo đến kết hợp với các quốc gia khác đưa phi hành gia lên nghiên cứu không gian tại Tàu vũ trụ quốc tế (ISS)...
Dưới đây là 7 sứ mệnh to lớn sẽ được NASA sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2018 và sau nữa.
1. Cứu Trái Đất khỏi thảm họa thiên thạch
NASA ước tính có khoảng gần 5.000 thiên thạch có đường kính khoảng 100m đang bay gần Trái Đất. Các thiên thạch hay những tiểu hành tinh khổng lồ có khả năng xóa sổ toàn bộ sự sống khi lao vào Trái Đất.
Để tránh lịch sử lặp lại, giúp Trái Đất và con người không phải chịu cảnh như khủng long từng hứng chịu cách đây 60 triệu năm, NASA luôn nghiêm cứu và tìm cách "cứu" Trái Đất khỏi thảm họa diệt vong từ thiên thạch.
Trong tương lai, NASA sẽ sớm triển khai sứ mệnh "giải cứu" Trái Đất khỏi thảm họa này.
2. Kéo tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD về Trái Đất
16 Psyche là một trong 10 hành tinh nằm ở khu vực vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Theo kết quả nghiên cứu thì 16 Psyche có cấu tạo hoàn toàn bằng sắt, nickel và nhiều kim loại quý khác tương tự với thành phần lõi Trái Đất. Lượng khoáng sản tồn tại trên tiểu hành tinh này có giá trị tương đương 10.000 triệu tỷ USD.
Trong giai đoạn 2020 - 2030, NASA sẽ thực hiện sứ mệnh chinh phục tiểu hành tinh này. Họ không chỉ muốn nghiên cứu nó để khám phá ra bí mật nguồn gốc và sự phát triển của hệ Mặt Trời mà còn muốn khai thác tiềm năng kinh tế của 16 Psyche.
3. "Bắt" bão, đo "sức khỏe" không khí Trái Đất
NASA lên kế hoạch triển khai MAIA nhằm "bắt bão" và đo sức khỏe không khí trên Trái Đất. (Nguồn: NASA.)
Máy dò đa giác (MAIA) của NASA đang hoạt động như một vệ tinh trên vùng không gian quanh Trái Đất. Từ những dữ liệu thu được từ MAIA, NASA muốn thực hiện các công việc tìm hiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, bão, nhận biết các khu vực ô nhiễm không khí nặng trên hành tinh. Từ đó, đưa được ra các giải pháp nhằm "cứu" thế giới khỏi tình trạng đáng báo động ấm lên toàn cầu; cảnh báo những hệ lụy sức khỏe liên quan đến vẫn đề ô nhiễm môi trường.
4. Khám phá ngoại hành tinh và năng lượng tối
Ngoại hành tinh Proxima b có thể tồn tại các đại dương giống Trái Đất.
NASA tin rằng ngoại hành tinh (các hành tinh nằm bên ngoại Hệ Mặt trời) là những hành tinh tiềm năng cho sự sống hình thành và phát triển.
Trong quá trình hoạt động, kính viễn vọng Spitzer của NASA đã phát hiện được 3.449 ngoại hành tinh, trong đó có 781 ngoại hành tinh tiềm năng cho sự sống như Proxima b, GJ 536b, 3 hành tinh thuộc Hệ Mặt trời 2.0 TRAPPIST-1...
WFIRST sẽ được NASA phóng lên vũ trụ năm 2020. (Nguồn: NASA Jet Propulsion Laboratory.)
Trong năm 2020, kính viễn vọng tia hồng ngoại trường rộng (WFIRST) sẽ được NASA đưa vào không gian nhằm tìm kiếm và khám phá các ngoại hành tinh cũng như năng lượng tối trong vũ trụ.
Cũng trong năm 2020, NASA sẽ phối hợp với Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) phóng kính thiên văn Euclid lên vũ trụ để nghiên cứu về vật chất tối và năng lượng tối.
Năng lượng tối (Dark Energy) là dạng năng lượng chưa được biết rõ, chiếm phần lớn trong vũ trụ và theo các nhà thiên văn học nó là "tác nhân" khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.
5. Đưa con người lên sao Hỏa
Cấu tạo "cơ thể" của robot tự hành thế hệ mới Mars Rover. (Nguồn: NASA.)
Năm 2020, NASA sẽ đưa thế hệ robot tự hành mới có tên là Mars Rover lên sao Hỏa nhằm nghiên cứu bề mặt hành tinh Đỏ cũng như kiếm tìm dấu hiệu sự sống ở đây.
Theo NASA tiết lộ, Mars Rover là chú robot tự hành có "cơ thể" giống như một con người và đang được hoàn thiện để thực hiện sứ mệnh lịch sử khám phá sao Hỏa vào năm 2020.
Đến năm 2030, tàu vũ trụ thế hệ mới Orion của NASA dự kiến sẽ tiếp cận sao Hỏa và trở thành "át chủ bài" tiếp theo cho quá trình khám phá không ngừng nghỉ hành tinh Đỏ.
6. Tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trên các Mặt Trăng của sao Mộc
Các Mặt Trăng của sao Mộc tiềm ẩn sự sống ngoài Trái Đất. (Nguồn: NASA.)
NASA đã công bố 2 Mặt Trăng tiềm ẩn sự sống ngay trong Hệ Mặt Trời trong buổi họp báo ngày 14/4/2017. Đó là các Mặt Trăng Enceladus của sao Thổ, Mặt Trăng Europa của sao Mộc.
Vào năm 2020, NASA cùng Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) dự định phóng tàu thăm dò JUICE nhằm kiếm tìm sự sống tại 3 Mặt Trăng tiềm năng của sao Mộc là Europa, Callisto và Ganymede.
Theo dự kiến, tàu thăm dò JUICE sẽ tiếp cận được sao Mộc sau khoảng 7,5 năm, sau đó nó sẽ bắt đầu thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.
Vào khoảng đầu những năm 2020, NASA tiếp tục phóng tàu vũ trụ thuộc dự án Europa Clipper nhằm kiếm tìm chi tiết dấu hiệu sự sống tại mặt trăng Europa.
7. Tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử
Tàu thăm dò Mặt trời Parker Solar Probe của NASA. (Nguồn: NASA.)
Ngày 31/5/2017, NASA công bố sứ mệnh phóng tàu thăm dò Mặt Trời Parker Solar Probe (tên cũ là Solar Probe Plus) vào năm 2018. Con tàu trị giá hơn 1 tỷ USD sẽ bay thẳng vào vùng vành nhật hoa của Mặt Trời để nghiên cứu ngôi sao khổng lồ này.
Tàu thăm dò Mặt Trời Parker Solar Probe được thiết kế đặc biệt có khả năng chống nhiệt lên tới hơn 1.400 độ C để có thể tiến gần tới Mặt Trời ở khoảng cách 6,4 triệu km.
Khi đó, tàu thăm dò Mặt Trời Parker Solar Probe sẽ bay ở tốc độ khủng khiếp nhất chưa từng được ghi nhận trong lịch sử, 692.000 km/giờ.
Các nhà khoa học hy vọng, sứ mệnh này sẽ giúp họ khám phá được luồng năng lượng làm nóng vành nhật hoa và tăng tốc gió Mặt Trời, từ đó tìm cách làm giảm tác động của gió Mặt Trời lên Trái Đất.