Kính Viễn vọng Không gian Hubble mới quan sát được một thiên thể kỳ lạ trong Hệ Mặt Trời. Mặc dù là hai tiểu hành tinh chuyển động quanh nhau nhưng nó lại mang một số đặc điểm như lớp khí bao quanh phát sáng và một cái đuôi kéo dài của sao chổi.
- Nhờ có ánh sáng, chúng ta mới biết được lịch sử của vũ trụ và cấu tạo của các thiên thể xa xôi
- Thiên thể quay lệch ở Vành đai Kuiper có thể là hành tinh thứ 10 thuộc hệ Mặt Trời
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra thiên thể này vào năm 2006, và đặt tên cho nó là 2006 VW139. Lúc đó, họ đều nhận định rằng đây là một thiên thể thuộc vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc bình thường.
Trong suốt tháng 9 năm 2016, kính Hubble đã chụp được những hình ảnh về thiên thể này cho thấy rõ chiếc đuôi của nó như một sao chổi. (Ảnh: NASA.)
Và cho đến năm 2012, các nhà thiên văn mới nhận ra có gì đó khó hiểu của thiên thể này, nó là một tiểu hành tinh nhưng lại sở hữu một số đặc tính giống như sao chổi và một chiếc đuôi kéo dài phía sau.
Trước đây, các nhà thiên văn đã từng phát hiện sao chổi thuộc vành đai tiểu hành tinh dù nó không quá phổ biến. Nhưng 2006 VW139 lại rất đặc biệt, tiểu hành tinh này có đến hai phần tách biệt.
2006 VW139 là một khối thống nhất bị cắt thành hai khối vật chất có kích cỡ tương đương nhau, chuyển động quanh nhau ở khoảng cách nhỏ hơn 100 km. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được lý do của sự phân chia này.
Vào tháng 9 năm ngoài, kính Hubble đã chụp được những hình ảnh rõ ràng hơn về lõi và đuôi của cặp thiên thể này khi chúng đạt điểm cận nhật - điểm gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo của nó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, do áp lực của sự tự quay quanh trục nên 2006 VW139 bị chia làm đôi từ 5.000 năm trước đây. Những dòng hơi khí được giải phóng ra sau quá trình phân tách, giúp nó có lực đẩy mạnh hơn và bay nhanh hơn.