Mùi từ các bộ phận cơ thể đặc trưng cho từng cá nhân, được tạo thành từ nhiều hợp chất và thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, hoạt động quan hệ tình dục, quá trình chuyển hóa. Khi bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, cơ thể cũng sẽ phát ra các mùi lạ như 1 tín hiệu cảnh báo cho bạn.
Dưới đây là một số loại mùi cơ thể phát ra để cảnh báo sức khỏe của bạn, hãy nhận biết sớm để phòng ngừa chúng sớm nhé.
Hơi thở có mùi trái cây là triệu chứng của bệnh tiểu đường
Nhiều người thấy tự hào và thích thú vì điều đó, bởi lẽ họ cho rằng mùi trái cây là mùi thơm và không ảnh hưởng gì. Thực tế thì không phải vậy, khi hơi thở có mùi trái cây là điều cảnh báo cơ thể bạn có thể đang bị tiểu đường, bởi khi cơ thể không thể sản xuất insulin, các tế bào sẽ không nhận được lượng đường cần thiết để làm năng lượng. Cơ thể sẽ bù lại lượng thiếu hụt đó bằng cách đốt cháy chất béo. Quá trình đốt cháy chất béo sẽ sản sinh ra xeton, chất này sẽ tích tụ dần dần trong máu và nước tiểu của bạn. Nồng độ xeton cao thường gây ra hôi miệng.
Nhiễm nấm khiến chân phát ra mùi hôi
Nếu mùi hôi chân xuất hiện đi kèm với các triệu chứng trên ngón chân như phồng rộp, da khô và có nhiều nốt đỏ thì bạn rất có thể đang bị nấm chân. Các loại nấm này xâm nhập vào lớp sừng trên bề mặt da bằng cách tiết ra các men keratinase có khả năng tiêu chất sừng. Ngoài ra, chúng còn có chứa các chất có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm sự sinh sản của các tế bào sừng, gây tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính.
Nếu bạn không cẩn thận và chạm vùng bị nấm vào các vùng da khác trên cơ thể thì nấm chân có thể theo đó lây lan và khiến các vùng da đó bị lây nhiễm.
Trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.
Mùi hôi là một triệu chứng của sự không dung nạp lactose
Đôi khi mùi hôi từ cơ thể cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn không dung nạp đủ lượng đường lactose để cơ thể hấp thụ. Khi cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase, nó không thể tiêu hóa lactose trong sữa và các thực phẩm khác. Điều này có thể khiến phân bốc mùi kinh khủng, cùng với chứng đầy hơi và trung tiện cực hôi.
Mùi của nước tiểu
Nước tiểu thông thường có mùi khai nhẹ, nhưng nếu bỗng dưng phát hiện mùi nước tiểu hôi nồng, màu nước tiểu sẫm thì có thể bạn đã mắc nhiễm trùng đường tiểu (UTIs). Bệnh này xảy ra sau khi các vi khuẩn, phổ biến nhất là E.coli xâm nhập vào đường niệu đạo và tiết niệu, sau đó nhân rộng cả bàng quang và gây nhiễm trùng.
Và, cũng giống như với mồ hôi hoặc hơi thở của bạn, nếu nước tiểu có mùi trái cây, hãy kiểm tra lượng đường huyết vì đây có thể là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường.
Hơi thở xấu là một biểu hiện của ngưng thở khi ngủ
Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi ngay cả khi bạn luôn đánh răng, bạn có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến việc bạn thở bằng miệng trong suốt đêm. Điều này có thể làm cho miệng bạn bị khô, đó là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi.
Khí hư có mùi hôi
Thông thường khi mắc bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ thường có những triệu chứng như: ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, mùi tanh, khí hư có màu vàng, màu nâu, hay màu trắng đục... đồng thời kèm theo một số những triệu chứng như ngứa rát âm đạo, âm hộ.
Có thể bạn quan tâm: