Các nhà khoa học vừa chính thức cảnh báo mực nước biển có thể tăng lên ba mét trong tương lai.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhà khoa học thuộc Đại học Southampton cho hay, mực nước biển toàn cầu có thể cao lên hơn 3 mét, hơn nửa mét so với những nhận định trước đó chỉ riêng trong thế kỷ này.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế bao gồm Sybren Drijfhout, Giáo sư Vật lý Hải Dương và Vật lý Khí hậu đã xem xét những gì có thể xảy ra nếu lượng khí thải carbon dioxide tiếp tục không suy giảm trên toàn cầu. Bằng cách sử dụng các dự báo mới về tổn thất băng tan ở Nam Cực cùng các phương pháp thống kê tổng thể cho thấy, vào năm 2100, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ tăng cao từ 2,5 lên tới hơn 3m.
Giáo sư Drijfhout nói: "Đây có thể là một tình huống khó có thể xảy ra, nhưng chúng ta không loại trừ khả năng mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm hơn 3 mét vào năm 2100”.
Sự nóng lên trên toàn cầu không suy giảm sẽ khiến mực nước biển dâng cao lên nhiều mét thậm chí cả 10 mét trong vài thế kỷ nữa, có thể đe dọa nghiêm trong nhiều thành phố khắp nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực đồng bằng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bờ biển của nước Anh.
Nghiên cứu này vừa được công bố trong Báo Cáo Nghiên cứu Môi trường của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển (NOAA) về mực nước biển dâng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã được thực hiện kết hợp các mô hình ước lượng khác nhau với một phương pháp thống kê mới, trong khi ước tính của NOAA phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của chuyên gia với mức 2,5 mét là chuẩn.
Hiện tại, các mô hình biến đổi khí hậu cho thấy băng tan ở Nam Cực đang tăng nhanh hơn và nước biển dâng cao rất có khả năng xảy ra.
Giáo sư Drijfhout và các nhà khoa học thuộc Học viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan đã chỉ ra các hiện trạng khác liên quan tới vấn đề này bao gồm sự nóng lên của đại dương, băng tan, lưu trữ nước và băng đá Greenland tan nhanh...
Giáo sư Drijfhout nói: "Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát triển đưa ta một kịch bản như thế này, trong khi các dự báo mực nước biển trước giờ luôn dựa trên đánh giá chuyên môn chủ quan của các chuyên gia”.
“Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách và công chúng phải biết những hậu quả có thể xảy ra khi lượng khí thải CO2 không giảm, đặc biệt là khi có sự chậm trễ thời gian giữa giảm phát khí thải và mực nước biển dâng”.
Ngoài ra, cần phải nghĩ tới việc xây dựng hệ thống chống lũ nhân tạo, tính tới những xác suất tối thiểu nhất mà nước lũ có thể tăng cao. Muốn làm được điều này, cộng đồng quốc tế cần phải có biện pháp, chính sách cụ thể khoa học để ứng phó kịp thời.
Dự báo mới của nhóm nghiên cứu này cho thấy rõ ba quan điểm khoa học mới về tình trạng biến đổi khí hậu được nhận định, đo lường một cách cụ thể, chi tiết khách quan hơn bao gồm tốc độ tan chảy băng Nam Cực, nhiệt độ đại dương tăng cao và lượng khí nhà kính phát ra trong thế kỷ 21.