Những tàn tích hóa thạch của một con dơi khổng lồ từng sống ở New Zealand cách đây hàng triệu năm đã được một nhóm các nhà khoa học quốc tế do UNSW Sydney dẫn đầu phát hiện.
Răng và xương của con dơi đã tuyệt chủng này có kích thước gấp ba lần kích thước dơi bình thường ngày nay. Hóa thạch của nó đã được phục hồi từ trầm tích 19 đến 16 triệu năm tuổi gần thị trấn St Bathans ở Central Otago.
Cuộc nghiên cứu này của các nhà khoa học Úc, New Zealand, Anh và Mỹ đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports.
Loài dơi chuyên đào hang này chỉ được tìm thấy ở New Zealand, nhưng chúng có thể cũng từng sống ở Úc. Loài dơi này rất đặc biệt vì chúng không chỉ bay mà còn chạy trên bốn chân, trên sàn lá rừng, tán lá, hoặc di chuyển dọc các tán cây, cành cây tìm kiếm thức ăn là động vật và thực vật.
Với trọng lượng ước tính khoảng 40 gram, hóa thạch mới được tìm thấy là con dơi lớn nhất được biết đến. Nó cũng là loài dơi mới đầu tiên được bổ sung vào hệ động vật của New Zealand trong hơn 150 năm qua.
Nó đã được đặt tên là Vulcanops jennyworthyae, sau khi thành viên nhóm Jenny Worthy tìm thấy hóa thạch dơi.
Tuy nhiên, các răng hàm đặc của Vulcanops và kích thước lớn cho thấy nó có chế độ ăn khác nhau, có khả năng ăn thức ăn thực vật nhiều hơn các động vật có xương sống nhỏ - một chế độ ăn uống giống như một số loài dơi họ hàng của chúng ở Nam Mỹ.
Xem thêm: