Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý dứt điểm?

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là một trong những tình trạng sức khỏe thường gặp ở nhiều người trong mùa lạnh. Đáng lo ngại hơn, nó còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh hô hấp nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Vậy hãy cùng Quantrimang tìm hiểu ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý dứt điểm nhé!

Ho có đờm lâu ngày không khỏi do nguyên nhân gì?

Khác với triệu chứng ho thông thường, ho có đờm lâu ngày là dạng ho đã hình thành đờm và dịch nhày nhiều trong cổ họng lâu ngày tới vài tuần, khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, ứ đọng và dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp khác nhau tùy mức độ ảnh hưởng. Ho có đờm kéo dài không khỏi có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

ho có đờm lâu ngày không khỏi

  • Ho kéo dài, đã hình thành đờm nhưng do để lâu ngày hoặc người bệnh chủ quan, không đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Ho có đờm do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn.
  • Do người bệnh đang điều trị đã tự ý dừng thuốc, không tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc tự mua thuốc kháng sinh bên ngoài về uống khi thấy bệnh có biểu hiện tái phát.
  • Ho do nhiễm trùng hoặc do tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, khói bụi khiến cơn ho hình thành đờm, kéo dài lâu ngày không khỏi.

ho đờm lâu ngày không khỏi do hút thuốc lá

  • Người bệnh có thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng các hình thức khác của thuốc lá lâu ngày gây tổn thương phổi hoặc kích thích cổ họng, thực quản.
  • Đến từ một nguyên nhân khác như người bệnh bị trào acid dạ dày vào thực quản, gây ngứa rát cổ họng và ho, cơn ho thường đánh thức bạn lúc nửa đêm, nếu để lâu ngày có thể hình thành đờm và khó điều trị hơn.

Ho có đờm lâu ngày không khỏi liên quan đến những bệnh nào?

ho có đờm lâu ngày không khỏi

Ho có đờm lâu ngày là triệu chứng của nhiều căn bệnh về hô hấp. Để biết nó có liên quan tới những căn bệnh cụ thể nào cần dựa vào những biểu hiện khác của bệnh và dựa trên sự thăm khám của bác sĩ. Nhìn chung, khi bị ho có đờm lâu ngày trên 3 tuần, bạn có thể liên hệ tới một số những căn bệnh sau đây:

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Đây là căn bệnh hô hấp gây ra bởi tình trạng ho lâu ngày có đờm không khỏi dẫn đến đường thở bị hẹp, tắc nghẽn, gây khó khăn khi thở. Bệnh biểu hiện ở những cơn ho đờm dai dẳng, đặc biệt là vào buổi sáng khiến người bệnh khó thở, tức ngực, lâu dần sẽ khiến tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây bệnh khí phế thũng.

Bệnh viêm phế quản mạn tính

Bệnh viêm phế quản mạn tính gây ra bởi sự sản sinh đờm nhớt nhiều trong phế quản, với triệu chứng đặc trưng là ho khạc đờm kéo dài từng đợt hoặc liên tục. Tổng thời gian ho khạc đờm ít nhất là khoảng trên 90 ngày trong 1 năm và ít nhất trong 2 năm liên tiếp.

ho có đờm lâu ngày không khỏi

Đờm của viêm phế quản mạn tính thường có màu trắng đục, đờm nhày hoặc có mủ trong giai đoạn đầu, về sau có màu vàng (có thể do họ cầu khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu vàng sản sinh ra sắc tố màu vàng) hoặc màu xanh (có thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi vì trực khuẩn này sản sinh ra sắc tố màu xanh). Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây các bệnh nghiêm trọng hơn như giãn phế quản, khí phế thũng...

Bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản thường là hệ quả của bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính không được điều trị dứt điểm. Bệnh gây ho kéo dài, cơn ho xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm hoặc buổi sáng khi thức dậy, đờm có màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn khiến người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ.

Các ổ giãn phế quản nếu tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì có thể lan rộng ra. Sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, có thể gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng…

Bệnh lao phổi

Đa số bệnh lao phổi thường có biểu hiện ho, đau ngực, khó thở, khạc đờm màu trắng đục như sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. Khi tình trạng trở nên nặng, kéo dài, bệnh sẽ biến chứng thành áp xe phổi xuất hiện các bọc mủ tại phổi. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì

Bệnh ung thư phổi

Dù khá hiếm gặp nhưng trên thực tế, môt số nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, có tới 65% người bị ung thư phổi cũng gặp triệu chứng ho có đờm lâu ngày hơn 3 tuần. Kèm theo đó là các biểu hiện như khàn tiếng, nuốt khó, đau ngực, đờm lẫn máu... Vì thế, cần tỉnh táo để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để trị sổ mũi nhanh, an toàn và hiệu quả tại nhà?

Cách điều trị dứt điểm ho có đờm lâu ngày

Điều trị ho có đờm bằng cách dùng thuốc

uống tho ho

Khi nhận thấy biểu hiện ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi, nếu không thể tìm được nguyên nhân thì tốt nhất, bạn nên thăm khám tại các chuyên khoa hô hấp, nội tổng hợp để được xác định chính xác nguyên nhân, chỉ định và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời và hiệu quả. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3-5 ngày tùy từng loại bệnh cùng với việc sử dụng tới các loại thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc kháng viêm… hoặc các phương pháp điều trị chuyên biệt khác nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng ho có đờm kéo dài.

Trị ho có đờm bằng phương pháp tự nhiên

Đôi khi, việc sử dụng các bài thuốc từ tự nhiên hoặc các món ăn trị ho đờm tại nhà cũng góp phần hỗ trợ điều trị ho đờm rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng sớm phương pháp này ngay từ khi mới khởi phát bệnh hoặc có thể sử dụng kết hợp cùng các phương pháp điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

củ cải trắng

Củ cải trắng. Củ cải trắng từ lâu đã được đánh giá có khả năng trị ho có đờm lâu ngày rất hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm và mát, củ cải trắng có thể ăn sống hay luộc đều giúp làm mát họng, tiêu đờm rất hiệu quả.

Lá hẹ. Lá hẹ là một thực phẩm có vị cay, tính ấm nên giúp trợ khí, tiêu đờm nên được dùng để trị hiệu quả các chứng ho đờm, viêm phế quản, viêm phổi… Lá hẹ còn chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin và vitamin C có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp và giúp cải thiện sức đề kháng.

Gừng tươi. Gừng tươi có tính ấm, có khả năng loại bỏ những chất nhầy còn sót lại trong họng, làm ấm họng và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể kết hợp ăn một vài lát gừng với mật ong, dùng trong khoảng hai đến ba ngày sẽ thấy tình trạng ho đờm thuyên giảm nhiều.

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng

trị ho đờm cho bé

Máy xông mũi họng (khí dung). So với việc tiêm hay sử dụng thuốc uống kháng sinh để điều trị ho đờm lâu ngày, phương pháp khí dung mũi họng mang đến hiệu quả điều trị cao hơn, nhất là đối với các trẻ nhỏ. Thiết bị giúp khuếch tán thuốc điều trị thành dạng sương mù tác động trực tiếp đến các bộ phận hầu họng, không đi qua dạ dày, vừa giúp hạn chế tác dụng phụ, vừa dễ dàng bóc tách lượng đờm ra khỏi khoang họng, tạo sự thông thoáng cho đường thở, giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.

Bình rửa mũi, máy hút mũi, đờm. Bình rửa mũi, máy hút mũi, máy hút đờm là những dụng cụ y tế chuyên dụng giúp loại bỏ tại chỗ lượng đờm và dịch nhày trong khoang họng của người bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những thiết bị này sử dụng cơ chế bơm, hút và đẩy chuyên biệt giúp nhẹ nhàng lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng. Đặc biệt, nó còn thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ em.

Phóng tránh ho đờm tái phát

Nếu muốn điều trị dứt điểm ho có đờm lâu ngày, việc tuân thủ và thực hiện tốt những phương pháp trên là rất cần thiết, nhưng chúng không đảm bảo rằng bệnh sẽ không còn tái phát và không quay lại làm phiền nếu như bạn không có ý thức phòng ngừa. Vì thế, điều bạn cần quan tâm là các phương pháp phòng tránh ho có đờm tái phát dưới đây!

phòng tránh ho đờm tái phát

  • Luôn đảm bảo phổi của bạn nhận được lượng dưỡng khí đầy đủ, trong lành và không ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích không có lợi cho sức khoẻ.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước hoa quả làm loãng đờm và bù khoáng, vitamin cho cơ thể.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh, yoga để ngừa ho, tiêu đờm.
  • Sử dụng các loại thuốc ngậm, siro ho thảo dược tự nhiên, thanh đờm để bảo vệ cổ họng trơn tru, không cặn nhầy.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Hy vọng, nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như có cách để phòng trừ và điều trị dứt điểm.

Chúc các bạn vui khỏe!

Tham khảo thêm: 11 cách trị ho dứt điểm cho trẻ không dùng tới kháng sinh

Thứ Ba, 03/12/2019 12:02
33 👨 1.763
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình