Khạc đờm là biểu hiện thường thấy ở những người mắc bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, trên thực tế thì thói quen này cũng có ở cả những người không mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy có nên khạc đờm không, khạc đờm nhiều có tốt không? Khạc đờm như thế nào là đúng cách? Hãy cùng xem bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Xem nhanh nội dung
Có nên khạc đờm không?
Thông thường, trong cổ họng của mỗi người đều chứa một lượng đờm và nhày nhất định. Tuy nhiên lượng đờm này nhìn chung khá ít. Việc khạc đờm sẽ làm thoát ra ngoài các chất tiết, chất nhày ở cổ họng. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và khạc đờm ở người bệnh là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Ở những người bình thường, đờm được khạc ra chủ yếu là những chất nhày, có thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể được thiết kế tạo ra nhằm giữ và diệt khuẩn cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng của bạn. Đờm này bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, hoặc nếu không bạn có thể nuốt xuống.
Còn ở những người bệnh, lượng đờm tiết ra sẽ nhiều hơn, bao gồm cả lượng đờm dư thừa dày và đặc, nó có chứa những vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp, cho mũi họng của bạn hoặc các sản phẩm bệnh lý nằm trong đường thở dưới nắp thanh môn. Vì thế, việc khạc đờm là rất cần thiết để tống lượng đờm đó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ nuốt đờm hoặc đờm tự chảy xuống cổ họng bạn thì cũng không cần quá quá lo lắng. Vì khi nuốt đờm xuống, axit dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ phần nào loại bỏ đờm và các chất có hại trong đờm.
Tìm hiểu: Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý dứt điểm?
Khạc đờm nhiều có tốt không?
Có thể hiểu đơn giản, khạc đờm là phản ứng tự nhiên của cơ thể con người khi nhận thấy lượng đờm trong mũi họng tăng lên nhiều. Đối với người bệnh, khạc đờm là cần thiết và rất tốt nhưng bạn phải khạc đúng cách, phải tuân thủ một số quy tắc về số lần khạc cũng như tần suất nhất định khi khạc đờm. Điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ở phần dưới đây.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì thói quen và bạn là một người khỏe mạnh thì việc khạc đờm nhiều là điều không nên. Nó sẽ vô tình khiến bạn mất đi một lượng nhày có ích cho sức khỏe, cho hệ hô hấp của bạn. Chưa kể khạc quá nhiều lần sẽ khiến cho đường mũi họng của bạn trở nên khô rát và từ đó dễ khiến cho niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm cần thiết.
Như vậy, khạc đờm đôi khi là cần thiết nhưng khạc đờm quá nhiều thì lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến cho cả người bệnh và những người khỏe mạnh. Cần khạc đờm đúng cách và hợp lý nhé!
Tìm hiểu thêm: Có đờm ở cổ họng là bệnh gì? Làm cách nào để trị đờm ở cổ họng?
Hướng dẫn cách khạc đờm ra ngoài hiệu quả
Bước 1: Đầu tiên, bạn nên ngậm miệng lại và dùng mũi hít không khí vào mũi để kéo đờm thừa xuống cổ họng. Không nên hít quá mạnh vì lực hít mạnh có thể khiến bạn nuốt đờm xuống.
Bước 2: Uốn cong lưỡi thành hình chữ U và đưa không khí cùng dịch nhày, đờm ra phía trước bằng cách sử dụng cơ mặt sau cổ họng của bạn.
Bước 3: Khi đờm đã xuống miệng, bạn hãy nhổ nó vào bồn rửa mặt hoặc xuống bồn cầu.
Chỉ với những bước đơn giản bạn đã có thể dễ dàng khạc đờm ra khỏi cổ họng của mình. Đối với những người bệnh, có thể áp dụng cách này 5-7 lần mỗi ngày tùy vào từng mức độ nhiều ít của lượng đờm hoặc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Và cần chắc chắn rằng bạn không nhai bất cứ thứ gì trong khi khạc, nếu không bạn có thể hút thức ăn xuống khí quản và gây nguy hiểm.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh viêm họng cho bé khi chuyển mùa
Một số lưu ý khi khạc đờm hiệu quả
Tìm hiểu nguyên nhân gây tăng tiết đờm của bạn. Điều đầu tiên trước khi sử dụng bất kỳ một phương pháp tiêu đờm nào đó chính là tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng tiết đờm của bạn là gì? Tùy vào từng loại nguyên nhân bệnh lý, mức độ của bệnh đó mà bạn có thể khạc đờm theo tần suất và số lần nhất định.
Uống nước đầy đủ mỗi ngày nếu muốn khạc đờm. Nước sẽ làm cho loãng đờm, khiến cho đờm không bị vón cục lại hoặc tạo thành những sợi đờm dài dai và khó khạc.
Bổ sung nước trái cây. Uống thêm các loại nước trái cây cũng giúp bù lượng vitamin cũng như muối khoáng và đồng thời cũng giúp loãng đàm.
Sinh hoạt trong môi trường không quá nóng và quá lạnh. nhiệt độ và độ ẩm phù hợp là khoảng từ 27o C tới 30o C và độ ẩm thì nước ta khá là tốt nếu nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.
Vận động nhiều hàng ngày. Khi mắc các bệnh nhiều đờm, bạn không nên nằm quá nhiều, thay vào đó hãy đi lại, vận động nhiều hơn. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên (nếu đi bộ) tùy từng người, không nên gắng sức quá mức.
Sử dụng đúng các thuốc bác sỹ cho để điều trị phù hợp. Nếu sử dụng thêm thuốc thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ.
Sử dụng các động tác vật lý hỗ trợ long đờm. Các động tác vật lý trị liệu như vỗ lưng, vỗ ngực, rung bằng tay, hít thở sâu, ho khạc đàm chủ động... cũng giúp đàm bong ra khỏi đường thở dễ dàng và dễ khạc ra ngoài.
Sử dụng máy hút mũi đờm. Máy hút mũi đờm là một dụng cụ giúp lấy đờm rất hiệu quả, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ không thể tự khạc ra đờm. Máy sử dụng cơ chế bơm, hút chuyên biệt nhẹ nhàng lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng, giúp tiêu đờm, long đờm nhanh chóng, hiệu quả.
Điều cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn là nên khạc đờm một cách văn minh nhé. Hãy tạo cho mình thói quen khạc nhổ đờm đúng nơi, đúng chỗ. Việc khạc nhổ đờm ở nơi công cộng không chỉ làm mất mỹ quan mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, nhất là những nơi có nhiều trẻ nhỏ.
Hy vọng, sau bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên khạc đờm nhiều không cũng như biết cách khạc nhổ đờm như thế nào là đúng cách, hiệu quả và văn minh, mang đến những lợi ích thực sự.
Chúc bạn có thể khạc đờm đúng cách và có một sức khỏe tốt!
Có thể bạn quan tâm: Nên sử dụng máy tạo oxy hay bình thở oxy tốt hơn?