San hô là sinh vật biển chúng ta thấy khá nhiều trên tivi và cả ngoài đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ san hô là loài gì, san hô là động vật hay thực vật? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
San hô là động vật hay thực vật?
Các rạn san hô có dạng hình nhánh cây và do phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng nên nhiều người nhầm tưởng rằng san hô là thực vật.
Nhưng thực tế san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang và có hai lá phổi. San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa), chúng tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ. Các cá thể san hô giống hệt nhau thường tụ tập sống thành các quần thể. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng và từ đó xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới mà chúng ta vẫn thấy.
80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Chính hoạt động này cung cấp oxy cho môi trường. San hô cũng săn mồi bằng cách dùng xúc tu quanh miệng.
Nơi sinh trưởng của san hô thường là các vùng biển nông, nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.
Theo thống kê của các nhà khoa học, có khoảng 1.200 đến 1.300 loài san hô trên toàn thế giới, trong đó một nửa nằm trong các rạn san hô.
Các vành đai san hô mà chúng ta hiện này thấy là kết quả xây dựng trong suốt khoảng 18.000 năm đến 20.000 năm.
Một số điều thú vị về san hô
Từ 400 triệu năm trước, san hô đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.
Cho đến nay, san hô là hệ sinh thái biển đa dạng nhất trên Trái đất. Các rạn san hô là nơi sinh sống của hơn 4000 loài cá, 700 loài san hô khác nhau và hàng nghìn loại động thực vật biển khác.
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới. Great Barrier bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ và 900 hòn đảo trải dài trên 2.300km với tổng diện tích 344.400km vuông.