Khám phá thế giới kỳ thú của rồng Komodo - loài thằn lằn lớn nhất hiện nay

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất hiện đang còn sinh sống trên Trái Đất. Chúng được đánh giá là những sinh vật đáng sợ và hung hãn. Dưới đây là một số sự thật kinh ngạc về loài sinh vật này.

Rồng Komodo - loài thằn lằn lớn nhất hiện nay

Rồng Komodo - loài thằn lằn lớn nhất hiện nay

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất và nặng nhất còn tồn tại trên Trái đất.

Rồng Komodo có kích thước to lớn, có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg. Chúng là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật.

Komodo chỉ sinh sống tại Indonesia, đông nhất là trên đảo Komodo nên tên của chúng được gọi theo địa danh này.

Theo các nhà khoa học chúng có mối liên quan mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.

Rồng Komodo là những tay bơi cừ khôi

Cũng giống như hầu hết các loài bò sát khác, rồng Komodo bơi rất giỏi và có thể lặn sâu 5m dưới mặt nước để mò cá. Chúng thường bơi từ đảo này sang đảo khác để tìm kiếm thức ăn hoặc bạn tình.

Ngoài ra, rồng Komodo còn có thể leo trèo như thằn lằn trên cây.

Có thể ngửi thấy mùi xác thối ở cách xa 8km

Rồng Komodo là những tay bơi cừ khôi

Rồng Komodo có thể nhận biết được mùi xác thối ở cách xa 8km bằng cách hút các phân tử mùi từ chiếc lưỡi linh động của mình rồi chuyển tới cơ quan Jacobson's Organ trên vòm miệng. Khi xác định được nơi có thức ăn, chúng mới di chuyển tới nơi và cố gắng ăn nhiều nhất có thể.

Rồng Komodo có thể ăn lượng thức ăn bằng 80% trọng lượng cơ thể

Rồng Komodo là loài ăn thịt đa dạng, với bộ máy tiêu hóa cực mạnh chúng có thể ăn từ các loại côn trùng cho đến các loại thú to lớn như dê, trâu rừng, lợn lòi hay chính đồng loại của mình.

Loài săn mồi còn có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, một con rồng nặng 100 kg có thể ăn 80kg thịt sống kể cả kể cả xương động vật lớn như trâu.

Rồng Komodo có nọc độc

Rồng Komodo có nọc độc

Loài động vật này có 2 tuyến nọc độc nhỏ ở hàm dưới, một nhát cắn có thể truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi khiến nạn nhân dễ nhiễm trùng.

Rồng Komodo sử dụng cú cắn nhẹ và kéo (bite-and-pull) đặc biệt để nọc độc ở răng tiết ra khiến cho nạn nhân bị một vết thương hở như bị xé toạc sau cú cắn mạnh.

Con mồi sau khi bị cắn tuy chạy thoát nhưng sẽ chết dù chạy xa 10km. Sau đó, rồng Komodo sẽ đánh hơi tìm đến nơi để ăn thịt.

Lăn lộn trong phân để trốn kẻ thù

Khi còn nhỏ, rồng Komodo thường trốn trên các nhánh cây cao để trốn kẻ thù, có thể chính là mẹ của chúng bởi loài sinh vật này sẵn sàng ăn thịt chính đồng loại của mình khi không tìm thấy con mồi nào.

Tuy nhiên, rồng Komodo cũng thường xuyên xua đuổi kẻ thù, khiến chúng không “buồn” tấn công bằng cách lăn lộn trong phân để tạo cho cơ thể một mùi khó chịu.

Rồng Komodo cái có thể sinh sản hữu tính và hữu tính

Rồng Komodo cái có thể sinh sản hữu tính và hữu tính

Những con rồng cái có thể sinh sản đơn tính (hay còn gọi là trinh sản) nghĩa là chúng có thể mang thai và tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần tới tinh trùng của con đực. Tuy nhiên, khi gặp con đực, rồng cái vẫn có thể giao phối và sinh sản bình thường.

Vào năm 2006, một con rồng Komodo cái có tên Flora ở Vườn thú Chester ở London dù không có sự tiếp xúc với bất kỳ con đực nào đã đẻ 25 quả trứng, 11 quả trong số đó đã nở thành công.

Rồng Komodo khá nhanh

Dù có thân hình nặng nề với trọng lượng lên tới 90kg, nhưng rồng Komodo vẫn có thể chạy khá nhanh với tốc độ 20km/h.

Thích vui chơi

Có ngoại hình dữ tợn và có tính cách khá hung hãn nhưng rồng Komodo lại rất thích vui chơi với những quả bóng hay những mảnh nhựa, nilon nhiều màu sắc.

Thứ Tư, 17/08/2022 10:44
51 👨 1.399
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật