Đại dương bao la là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật bí ẩn và thú vị. Mỗi loài đều ẩn chứa những đặc điểm riêng tạo nên một thế giới tự nhiên dưới lòng đại dương cực sinh động và kỳ thú. Trong đó có những loài sinh vật có kích thước khổng lồ thậm chí là lớn nhất hành tinh.
Dưới đây là top 10 loài sinh vật khổng lồ lớn nhất thế giới dưới đại dương khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
10. Cua nhện Thái Bình Dương
Loài cua khổng lồ này có chiều dài chân lớn nhất trong số các động vật giáp xác. Độ sải càng của con trưởng thành có thể lên tới 4m. Chiều dài cơ thể của con cua lên tới 40cm và tổng khối lượng cơ thể có thể nặng tới 19kg.
Cua nhện Thái Bình Dương sống ở đáy biển phía Nhật Bản nên còn được gọi là cua nhện Nhật Bản. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu 150 - 300m dưới đáy biển.
9. Cá Mặt Trời đại dương (Mola mola)
Cá Mặt Trời trưởng thành có thể dài từ 3,5 đến 5,5m, trọng lượng cơ thể khoảng 1,4 đến 1,7 tấn. Đây là loài cá có khối lượng nặng nhất trong số những loài cá nhiều xương.
Cá Mặt Trời được coi là nhà vô địch về đẻ trứng trong thế giới đại dương, một con mái có thể để khoảng 300 triệu trứng một lần.
8. Cá Oarfish
Loài cá khổng lồ này còn được gọi là rồng biển, cá mái chèo, tên khoa học là Regalecus glesne. Đây là loài cá có xương dài nhất thế giới, có chiều dài cơ thể lên tới 17m, và có thể đạt trọng lượng 270kg.
Loài cá này được phát hiện từ năm 1772 nhưng cho tới nay, người ta biết rất ít thông tin về chúng. Cá mái chèo sống ở độ sâu 1000m đưới đáy đại dương nên con người khó có cơ hội được nhìn thấy chúng trừ các mẫu vật trôi dạt vào bờ.
7. Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương
Đây là loài động vật thân mềm với những xúc tu khổng lồ. Khối lượng trung bình của chúng khoảng 40kg nhưng một số cá thể có thể đạt tới 70kg, chiều dài cơ thể có thể đạt tới 9,8m. Chỉ riêng một chiếc xúc tu của loài bạch tuộc khổng lồ này đã có thể dài hơn 6m.
Loài bạch tuộc này là bậc thầy về ngụy trang do chúng có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể bắt chước môi trường xung quanh.
6. Mực ống khổng lồ
Mực ống khổng lồ có chiều dài trung bình khoảng 13m với con cái và 10m với con đực. Con mực ống lớn nhất từng được phát hiện dài 18m và nặng gần 1 tấn. Mực ống khổng lồ có 8 tay và 2 xúc tu dùng để bắt mồi. Đầu của nó lớn, hàm rất khỏe có hình dạng giống như mỏ của con vẹt.
Sứa khổng lồ sống chủ yếu ở vùng nước sâu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
5. Cá nhám phơi nắng
Cá nhám phơi nắng có tên khoa học là Cetorhinus maximus, đây là loài cá lớn thứ hai còn lại trên Trái Đất. Chúng cũng là một trong ba loài cá mập ăn sinh vật phù du cùng cá mập miệng to và cá nhám voi.
Cá nhám phơi nắng có chiều dài cơ thể khoảng 12,5m.
4. Cá mập voi
Cá mập voi hay còn được gọi là cá nhám voi, đây là loài cá mập lớn nhất trên trên thế giới. Chiều dài của cá mập voi có thể lên tới 18,8m, nặng tới 21,5 tấn.
Cá mập voi sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và vùng nước ấm ở khắp nơi trên thế giới. Chúng thường sống một mình chứ ít khi bơi theo đàn.
3. Cá nhà táng
Cá nhà táng là loài động vật có vú sống dưới đại dương và là loài lớn nhất trong phân bộ cá voi có răng. Những con cá trưởng thành có chiều dài cơ thể lên tới 20,5m.
Ngoài ra, cá nhà táng cũng là loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới, 3km dưới đáy đại dương.
2. Cá voi xanh
Đây là loài động vật lớn nhất Trái Đất, một con cá voi xanh có thể dài tới 33m và nặng tới 400 tấn. Chúng có thể sống thọ trung bình khoảng 30 - 40 năm, cũng có những cá thể có thể sống tới 80, 90 năm.
Mặc dù có cơ thể khổng lồ nhưng thức ăn của cá voi xanh chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
1. Sứa bờm sư tử
Đây là loài sứa lớn nhất hành tinh. Tính cả xúc tu, một con sứa bờm sư tử có thể đạt tới chiều dài khoảng 36,5m.
Một cá thể sứa bờm sư tử có thể sở hữu hơn 1200 xúc tu.