Các phòng toilet ở những nơi công cộng đông người thường được thiết kế sát vách nhau và cửa nhà vệ sinh luôn có khoảng trống phía dưới. Tại sao lại như vậy? Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, cùng tìm hiểu xem nhé!
- Cách vệ sinh cơ thể của người Ai Cập cổ
- Nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay thùng rác?
- Theo bạn, nên chùi hay rửa sau khi "đi cầu"? Câu trả lời sẽ khiến bạn giật mình
1. Tránh tình trạng "ngủ quên" trong nhà vệ sinh
Với những phòng vệ sinh kín, tách biệt với không gian ồn ào bên ngoài, mọi người thường có xu hướng ngồi lâu hơn, thậm chí còn tranh thủ lướt face, “buôn dưa lê”... trong đó.
Ở những nơi đông người, điều này sẽ khiến tình trạng quá tải ở các nhà vệ sinh tăng cao. Do vậy, người ta thiết kế cửa nhà vệ sinh có khoảng trống ở dưới để người dùng biết có người chờ đợi ở bên ngoài và tiến hành “giải quyết” nhanh chóng hơn.
2. "Cứu nguy" khi hết giấy
Hết giấy khi đang đi vệ sinh là tình cảnh éo le mà không ít người gặp phải. Khi đó, khoảng trống phía dưới cánh cửa hoặc vách phòng vệ sinh sẽ phát huy công dụng, bạn có thể nhờ người bên cạnh hoặc bên ngoài chuyển giấy vào giúp.
3. Mùi khó chịu không ám lại trong phòng
Sẽ là “cực hình” khi bạn bước vào phòng vệ sinh mà mùi của người khác vẫn còn “đậm đặc” trong đó. Do vậy, người ta đã lắp cánh cửa nhà vệ sinh với khoảng trống bên dưới để mùi hôi thoát ra nhanh hơn, không ám lại trong phòng.
4. Đề phòng trường hợp khẩn cấp
Vào những tình huống khẩn cấp như cháy nổ, kẹt cửa... khoảng trống phía dưới cửa sẽ giúp bạn thoát ra người dễ dàng hơn.
Hoặc nếu không may có người gặp nạn bên trong, người bên ngoài có thể dễ dàng phát hiện và cứu giúp kịp thời.
5. Tiết kiệm chi phí
Rõ ràng, việc lắp một cánh cửa ngắn sẽ tiết kiệm chi phí và công sức hơn so với cánh cửa dài. Ngoài ra, những cánh cửa ngắn sẽ giúp giảm tình trạng xước sàn nhà hay góc dưới cùng của cánh cửa do kéo ra kéo vào nhiều lần.
6. Ngăn chặn những hành vi tiêu cực
Nhiều người thường tận dụng nhà vệ sinh để thực hiện những hành vi tiêu cực như “làm chuyện ấy”, đánh nhau, hút thuốc, sử dụng ma túy... Khoảng trống phía dưới cánh cửa sẽ giúp cho phòng vệ sinh bớt riêng tư và ngăn chặn những hành vi đó.
7. Kiểm tra phòng trống dễ dàng
Cửa đóng kín mít, bạn bối rối không biết phòng vệ sinh này đã có người hay chưa. Chỉ cần nghiêng người ngó qua khe trống, bạn sẽ có ngay câu trả lời.
8. Vệ sinh dễ dàng hơn
Khe trống dưới cánh cửa sẽ giúp nước trong nhà vệ sinh thoát ra dễ dàng hơn, tránh làm sàn trơn trượt, dễ lau dọn.
Xem thêm: Khi đi nhà vệ sinh công cộng nên chọn buồng này vì nó "sạch" nhất