Các nhà khoa học phát triển lá chắn mặt trời để ngăn ngừa tình trạng tẩy trắng san hô

Một nhóm các nhà khoa học đã phát triển "lá chắn mặt trời" mà họ hy vọng có thể giúp ngăn ngừa sự tẩy trắng san hô, lan rộng khắp Great Barrier Reef ở Úc vào năm 2016 và 2017, Tổ chức Great Barrier Reef Foundation (GBRF) cho hay.

"Lá chắn mặt trời này được làm từ tấm phim có thể phân huy sinh học, rất nhỏ, mỏng gấp 50.000 lần so với tóc người và có chứa canxi cacbonat và một thành phần tương tự như san sô để làm khung". - Efe trích dẫn lời của GBRF.

Foundation, đơn vị đã hợp tác với Đại học Melbourne và Viện Khoa học Hàng hải Úc (AIMS) cho hay: "Lá chắn được thiết kế để che trên bề mặt nước phía trên san hô, chứ không phủ trực tiếp lên san hô, để tạo ra hàng rào cản lại ánh nắng mặt trời hiệu quả".

Các nhà khoa học phát triển lá chắn mặt trời để ngăn ngừa tình trạng tẩy trắng san hô

Được tài trợ bởi The Tiffany & Co. Foundation, dự án vẫn đang trong giai đoạn ban đầu và đã được thử nghiệm trong một số nghiên cứu quy mô nhỏ, nhưng nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng tấm che này có thể làm giảm ánh sáng mặt trời lên đến 30% mà không gây ra bất kỳ sự phá hủy nào trên san hô.

Giám đốc điều hành của Great Barrier Reef Foundation, Anna Marsden nói: "Các nhà khoa học đã thử nghiệm hiệu quả của lá chắn này trên bảy loài san hô khác nhau dưới các điều kiện tạo ra sự tẩy trắng được mô phỏng tại AIMS National Sea Simulator (SeaSim)".

Dự án cũng được thiết kế để khám phá những cách mới nhằm làm giảm ảnh hưởng của việc tẩy trắng san hô trên Great Barrier Reef, hệ thống san hô lớn nhất thế giới.

"Điều quan trọng cần lưu ý ở đây không phải là một giải pháp có thể áp dụng được trên toàn bộ 348.000 km vuông của Great Barrier Reef - điều này là không thực tế. Nhưng nó có thể được triển khai trên một cấp độ nhỏ hơn để bảo vệ vùng san hô có giá trị cao hoặc gặp nguy cơ cấp bách" - Marsden nói.

Theo Nghiên cứu san hô Centre of Excellence for Coral Reef Studies tại Đại học James Cook, việc tẩy trắng san hô diễn ra đồng loạt chưa từng thấy vào năm 2016 và 2017 đã làm hư hại khoảng 1.500 km của Great Barrier Reef, chiếm khoảng hai phần ba tổng số.

Great Barrier Reef là một di sản UNESCO, đây là nơi sinh sống của hơn 400 loại san hô, 1.500 loài cá và 4.000 loài nhuyễn thể. Nhưng "sức khỏe" của nó bắt đầu đi xuống trong những năm 1990 dưới tác động kép của tình trạng nước biển nấm lên và độ axit tăng cao do sự xuất hiện nhiều carbon dioxide trong bầu khí quyển.

Thứ Hai, 23/04/2018 11:24
51 👨 126
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bảo vệ thiên nhiên