Bạn có biết: 100 nhà khoa học, 28 quốc gia đang kêu gọi bảo vệ cỏ biển

Nhiều hệ thống cỏ biển, được mệnh danh là lá phổi của đại dương đang đứng trên bờ vực tuyệt chúng khiến hàng trăm nhà khoa học phải lên tiếng.

Tuy khác nhau về hình dạng với tảo biển, nhưng cỏ biển cũng có chức năng cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho nhiều loại động vật bao gồm cả cá, động vật biển có vú...Và lần phát hiện mới cho thấy, nhiều thảm cỏ dưới biển đang có nguy cơ tuyệt chủng nguy cấp vì hoạt động khai thác cỏ biển trái phép của con người khiến hơn 100 nhà khoa học của 28 quốc gia bắt đầu lên tiếng cảnh báo và kêu gọi chung tay bảo vệ cỏ biển.

Các nhà khoa học và nhiều quốc gia đang kêu gọi mọi người bảo vệ cỏ biểnNguồn ảnh: Internet.

Trong lời cảnh báo có nêu rõ: “cỏ biển mất đi sẽ khiến chúng ta nghèo hơn, thay vì sẽ giàu có như chúng ta nghĩ, cỏ cói là nơi sinh sản, sinh sống, và là thức ăn của vô số sinh động vật dưới biển đặc biệt là rùa xanh, dugong, cá ngựa và cỏ biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong một số ngư trường trọng điểm của thế giới, mất cỏ biển, chúng ta sẽ nhanh chóng mất tất cả trong tương lai, mất cỏ biển đồng nghĩa chúng ta sẽ nghèo đói”.

Và một vấn đề đáng quan ngại đó là chưa có một luật pháp nào đứng ra bảo tồn thảm cỏ biển trước vấn nạn khai thác bừa bãi, nguy hiểm của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Lời kêu gọi hành động đang lan rộng bởi Tiến sĩ Richard Unsworth thuộc Đại học Swansea và lời cảnh báo này cũng được trình bày tại Hội nghị Quốc tế Cỏ biển xứ Wales.

Được biết, cỏ biển được tìm thấy trong các vùng nước nông vùng ven biển trên mọi lục địa, trừ Nam Cực, và chúng đang giảm số lượng đồng loạt trên toàn cầu với tốc độ giảm là 2% / năm.

Trong tháng 1/2016, một nghiên cứu cho thấy nhiều bãi cỏ biển thuộc vùng nước bờ biển của nước Anh tìm bị thiệt hại trầm trọng do ô nhiễm và các hành vi khai thác bừa bãi của con người.

Khảo sát của 11 địa điểm ở Anh, xứ Wales, Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland cho thấy mức độ nitơ trong nước cao đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều thảm cỏ biển.

Huỳnh Dũng (Theo BBC)

Thứ Tư, 19/10/2016 12:00
51 👨 841
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bảo vệ thiên nhiên