Các cấp độ của động đất

Các cấp độ của động đất khác nhau như thế nào. Hãy cùng nhau tìm hiểu các cấp độ động đất có thể bạn chưa biết nhé!

Động đất hay địa chấn là sự rung động của mặt đất do sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất, chủ yếu là chuyển động của các mảng kiến tạo dưới dạng sóng địa chấn. Động đất có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Cường độ động đất, giải phóng năng lượng và cường độ rung lắc đều là các phép đo liên quan đến động đất thường bị nhầm lẫn với nhau. Sự phụ thuộc và mối quan hệ của chúng có thể phức tạp và thậm chí chỉ riêng một trong những khái niệm này cũng có thể gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về các mức độ động đất.

Có một số cách để đo cường độ của một trận động đất. Hầu hết các thang đo đều dựa trên biên độ của sóng địa chấn được ghi lại trên máy đo địa chấn. Các thang đo này tính đến khoảng cách giữa trận động đất và máy đo địa chấn ghi lại để cường độ tính toán phải gần như giống nhau bất kể nó được đo ở đâu. Một thang đo khác dựa trên kích thước vật lý của đứt gãy động đất và lượng trượt xảy ra. Sau đó, cũng có các phép đo cường độ rung lắc của động đất. Cường độ của một trận động đất thay đổi rất nhiều tùy theo từng nơi.

Các cấp độ của động đất

Có thể đo cường độ của động đất bằng máy đo địa chấn.

Có hai đơn vị đo động đất (Đơn vị đo địa chấn) là cấp độ và cường độ.

Cấp độ: Biểu thị đẳng cấp lớn nhỏ của động đất, và dùng thang độ Richter để biểu thị (Charles Richter 1900 - 1985) được chia thành 9 cấp từ 1 - 9. Đơn vị này được đo thông qua năng lượng do sóng động đất giải phóng ra khi động đất.

Cứ mỗi một độ trên thang đo Richter đại diện cho một mức tăng gấp 10 lần về biên độ, còn về năng lượng tương ứng với mức tăng khoảng 31,6 lần.

Ví dụ, một trận động đất 7 độ Richter có biên độ mạnh gấp 10 lần so với trận động đất 6 độ Richter, và giải phóng mức năng lượng nhiều hơn gấp khoảng 31,6 lần.

Con người đứng trên bề mặt chỉ cảm nhận được một trận động đất khi nó có cường độ từ 2 độ Richter trở lên.

Cường độ: Biểu thị những ảnh hưởng khác nhau do động đất gây ra trên mặt đất. Đơn vị này được thể hiện bằng thang độ Meccali với 12 cấp chia.

Cấp độ
Cường độ
Hậu quả của động đất
Từ 1 đến 3 độ Richter
Cấp I
Hết sức yếu, chỉ có máy mới ghi nhận được
Cấp II
Rất yếu. Chỉ những người ở lầu cao hoặc nằm yên mới cảm thấy được
Cấp III
Yếu. Các đồ vật treo đung đưa nhẹ
Cấp IV
Vừa phải. Nước trong ly sóng sánh
Cấp V
Khá mạnh. Nhà cửa rung chuyển, nước trong ly hắt ra ngoài
Từ 3 đến 4.5 độ Richter
Cấp VI
Mạnh. Nhà cửa bị nứt tường nhẹ, đồ vật loại nhẹ trong nhà di động
Từ 4.75 đến 5.9 độ Richter
Cấp VII
Rất mạnh. Nhà cửa bị phá hỏng rõ rệt, người đứng bị chao đảo
Từ 5.9 đến 6.5 độ Richte
Cấp VIII
Phá hoại. Nhà cửa bị tổn hại lớn, người, súc vật bị thương vong, xe hơi không kiểm soát được tay lái
Cấp IX
Tàn phá. Nhà cửa hư đổ thiệt hại nặng, nhiều vết nứt trên mặt đất
Từ 6.5 đến 7.75 độ Richter
Cấp X
Hủy diệt. Kiến trúc kiên cố bị phá hỏng, nhà cao tầng sụp đổ, đất biến dạng, đường ống vỡ.
Cấp XI
Thảm họa. Địa tầng sinh ra nứt gãy lớn, các thanh ray đường sắt bị bóc vặn khỏi nền đường, cảnh quan thay đổi
Từ 7.75 đến 8.25 độ Richter
Cấp XII
Thảm họa khủng khiếp. Địa hình thay đổi mãnh liệt, mọi thứ đều bị phá hủy hoàn toàn kể cả các công trình ngầm dưới đất
Thứ Tư, 20/11/2024 16:40
52 👨 2.132
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khí hậu - Thời tiết