Cá mập Greenland là động vật sống thọ nhất hành tinh, 400 tuổi

Bạn đoán thử xem loài cá nào phải chờ đến hơn một thế kỷ mới trưởng thành sinh dục được. Một nghiên cứu gần đây cho biết: "Đó là loài cá mập Greenland - một loài động vật ăn thịt có kích thước dài 5m và sống được đến hơn 400 năm. Nó là một loài động vật có xương sống sống lâu nhất với tuổi thọ ngắn nhất là một thế kỷ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những con cá mập Greenland giống cái vẫn chưa thể sinh sản được cho đến tận lần sinh nhật thứ 156".

Cá mập Greenland

Michael Oellermann - một nhà sinh lý học nước lạnh tại Loligo Systems, Viborg, Đan Mạch - người không tham gia cùng nhóm nghiên cứu này nói rằng: "Tuổi thọ của loài cá mập này thật "đáng kinh ngạc". Nó đúng là rất đặc biệt bởi đại dương là nơi nguy hiểm - những kẻ săn mồi hung dữ, khan hiếm thức ăn và bệnh tật có thể tấn công chúng bất cứ lúc nào".

Cá mập Greenland (Somniosus microcephalus) được biết là có tuổi thọ rất dài. Trong những năm 1930, một nhà sinh học thủy sản ở Greenland đã đánh dấu ký hiệu lên hơn 400 con cá mập Greenland và nhận ra rằng: "Mỗi năm loài cá mập này chỉ dài ra 1cm". Điều này cho thấy: "Nó phải mất một khoảng thời gian rất dài để phát triển". Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được loài cá mập Greenland có thể sống lâu nhất trong bao nhiêu năm.

Nhà sinh vật biển John Steffensen tại trường Đại học Copenhagen tìm thấy bộ xương sống của một con cá mập Greenland bị bắt ở phía Bắc Đại Tây Dương. Hy vọng trên bộ xương này sẽ có các vòng tăng trưởng hàng năm để có thể tính được độ tuổi của nó. Tuy nhiên, John Steffensen đã không tìm ra được nên ông tham khảo tài liệu của Jan Heinemeier - một chuyên gia phương pháp carbon phóng xạ ở trường Đại học Aarhus của Đan Mạch. Heinemeier khuyên Steffensen có thể sử dụng thủy tinh thể của chúng để thay thế. Mục đích của ông không phải đếm các vòng tăng trưởng mà là đo các dạng carbon khác nhau trong thủy tinh thể để có thể đưa ra gợi ý về tuổi của loài động vật này.

Cá mập Greenland

Steffensen và trợ giảng của ông - Julius Nielsen đã mất vài năm thu thập xác của những con cá mập Greenland, phần lớn chết là do bất ngờ bị mắc vào lưới đánh cá của các tàu thuyền. Sau đó, họ đã sử dụng một công nghệ kỹ thuật đặc biệt: "Họ tìm thấy một số lượng lớn Carbon-14 - một đồng vị nặng còn sót lại sau vụ thử bom hạt nhân vào giữa năm 1950". Đặc biệt, cacbon từ "bom xung điện từ" đã xâm nhập vào hệ sinh thái đại dương ở đầu những năm 1960, nghĩa là phần cơ thể trơ được hình thành trong suốt thời gian này - đặc biệt là mắt của chúng – có chứa nhiều yếu tố phần tử nặng hơn. Áp dụng công nghệ này, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: "Có hai con cá mập Greenland được sinh ra sau năm 1960 với độ dài chưa tới 2,2m và một con nhỏ còn lại được sinh vào năm 1963".

Nhóm nghiên cứu dùng những con cá mập Greenland trước như điểm bắt đầu cho một đường tăng trưởng để có thể tính được độ tuổi của những con cá mập khác dựa trên kích thước của chúng. Để làm được điều này, họ bắt đầu tiến hành nghiên cứu với những con cá mập Greenland mới sinh chỉ có độ dài khoảng 42cm. Trong một buổi tìm khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã áp dụng công nghệ kỹ thuật, dựa vào ngày phóng xạ những đồng vị cacbon và khoảng cách với mặt đất bao xa để tính độ tuổi của các chất trầm tích. Ở trường hợp này, họ kết hợp các ngày phóng xạ carbon với kích thước của cá mập Greenland để tính độ tuổi của những con cá mập Greenland. Ngày 11 tháng 8, nhóm nghiên cứu này đã báo cáo với ngành Khoa học rằng: "Con lớn nhất trong nghiên cứu khoảng 120 tuổi và có độ dài 392cm (392 ± 120 năm). Vì vậy, loài cá mập Greenland nắm giữ kỷ lục là động vật có xương sống sống lâu nhất, xếp trên cả loài cá heo sống 211 tuổi ở Bắc Cực". Nhóm nghiên cứu ước tính: "Kích thước của những con cá mập cái Greenland đang mang thai dài gần 4m – và có tuổi đời ít nhất là 150 tuổi".

Cá mập Greenland

Oellermann không chỉ bị ấn tượng về tuổi của loài cá mập Greenland, mà còn ấn tượng với cách mà Nielsen và các đồng nghiệp của ông dùng để xác định về độ tuổi của chúng. Oellermann đưa ra câu hỏi: "Liệu rằng có ai tính được tuổi thọ của các loài cá mập biển nhờ vào "bom hạt nhân" hay không?"

Ông và những người khác nghĩ rằng: "Nước lạnh có thể giúp kéo dài sự sống cho động vật bằng cách làm chậm sự phát triển cũng như các hoạt động hóa sinh trong cơ thể". Shawn Xu – một nhà nghiên cứu về di truyền học tại trường Đại học Michigan ở Ann Arbor đồng ý rằng: "Tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn đóng một vai trò rất lớn nhưng nó không phải là tất cả". Ba năm trước, thí nghiệm được tiến hành ở loài giun tròn đã chỉ ra rằng: "Lạnh cũng có thể kích hoạt các gien chống lão hóa – giúp động vật tăng gấp đôi lượng protein, loại bỏ các phân tử DNA gây sát thương, chống được nhiễm trùng rất hiệu quả và thậm chí, còn kéo dài được tuổi thọ". Ông nói rằng: "Các phân tử lạnh được kích hoạt "được bảo tồn tiến hóa" trên giới động vật, do đó những quá trình này cũng có khả năng tồn tại được trong loài cá mập Greenland".

Paul Butler không ngạc nhiên khi: "Những khu vực nước đóng băng lại là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật lớn tuổi". Năm 2013, một nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển các mô cứng của loài động vật không xương sống tại trường đại học Bangor ở Vương Quốc Anh cùng đồng nghiệp của ông đã mô tả về loài sò biển 500 tuổi (có tên gọi phổ biến là Arctica islandica) được tìm thấy ở phía Bắc Đại Tây Dương. Thậm chí, cả hai loài động vật hàng trăm năm tuổi này mới chỉ xuất hiện ở Bắc Đại Tây Dương trong một vài năm gần đây. Bulter nghi ngờ rằng: "Ở đó, chắc chắn còn nhiều thứ đang chờ để được chúng ta khám phá". Ông nói thêm: "Nó không thể làm chúng ta cảm thấy bất ngờ hơn nhưng tôi cho rằng hai trường hợp này là ngoại lệ".

Thứ Bảy, 13/08/2016 12:05
51 👨 451
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học