Bí ẩn về những con số của Proxima b: “Trái đất thứ 2” trên hành tinh có thể tồn tại sự sống

"Trái đất thứ 2" - Proxima b giống như hành tinh khác quay quanh một ngôi sao có tên gọi là Proxima Centauri hay Cận Tinh - nằm gần hệ Mặt Trời nhất cách khoảng 4,2 năm ánh sáng - được các nhà thiên văn xác định từ Đài thiên văn Nam Âu (European Southern Observatory - ESO).

Hình ảnh dưới đây được chụp từ Đài quan sát La Silla của Đài thiên văn Nam Âu ở Chile, ảnh dưới cùng bên phải là Proxima Centauri - sao nằm gần hệ Mặt Trời nhất, được quay quanh bởi hành tinh Proxima b, còn hình dưới phía bên trái là cặp sao được gọi là Alpha Centauri A và B.

Proxima Centauri Một bức ảnh được chụp từ Đài quan sát La Silla của Đài thiên văn ở Nam bán cầu châu Âu ở Chile. Hình ảnh dưới cùng bên phải là Proxima Centauri - sao nằm gần Hệ Mặt Trời nhất, được quay quanh bởi hành tình Proxima b, còn hình bên trái là cặp sao được gọi là Alpha Centauri A và B.

Hành tinh mới được tìm thấy có tên gọi tạm thời là Proxima b, nằm trong khu vực có thể sinh sống được của Proxima Centauri và được cho rằng có nhiệt độ bề mặt thích hợp để nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng. Điều đó có nghĩa "hành tinh" này -giống Trái đất nằm ngoài hệ Mặt Trời có khả năng tồn tại sự sống.

Bằng chứng về Proxima b được tìm thấy khi sử dụng kính thiên văn ESO ở Đài quan sát La Silla ở Chile cũng như các kính thiên văn khác trên thế giới. Dưới đây là những con số "bí ẩn" về hành tinh "kỳ lạ" mới được tìm thấy gần đây:

4,85 tỷ: Tuổi của Proxima Centauri. Giống với bằng chứng, Mặt Trời 4,6 tỉ năm tuổi - đã được tìm ra.

7.000.000: Khoảng cách Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri được tính bằng kilomet (km). Mặc dù khoảng cách của quỹ đạo Proxima b gần hơn rất nhiều so với khoảng cách Trái đất quay quanh Mặt trời nhưng Proxima Centauri (Cận Tinh) - là một sao lùn đỏ, có nghĩa là nó nhỏ và mát hơn so với Mặt trời. Tuy nhiên, vẫn có khả năng Proxima b bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ngôi sao lóe sáng nào từ Proxima Centauri.

4,37 năm ánh sáng: Khoảng cách từ Mặt Trời đến hệ thống sao Alpha Centauri nhị phân. Bản thân, Alpha Centauri A là ngôi sao thứ tư sáng nhất trên bầu trời.

4.37 năm ánh sángKhoảng cách từ Mặt Trời đến hệ thống sao Alpha Centauri nhị phân.

4,22 năm ánh sáng: Khoảng cách từ mặt trời của Trái đất đến Proxima Centauri. Cận Tinh nằm trong chòm sao Centaurus, trong đó có các hệ thống sao Alpha Centauri. Chỉ cách hơn 4 năm ánh sáng từ Trái đất, Cận Tinh là ngôi sao gần nhất với Mặt Trời của chúng ta.

165.000: Số năm gần đúng để nó tiếp cận tới hệ thống sao Alpha Centauri nhị phân bằng tàu con thoi. Bởi vì khảng cách từ Trái đất đến hệ thống Alpha Centaur là khoảng 4,33 năm ánh sáng nên để di chuyển đến Proxima b sẽ gần hơn.

3.200: Số lượng gần đúng những hành tinh khác mà các nhà khoa học đã phát hiện ra từ năm 1992, khi hành tinh đầu tiên nằm ngoài hệ Mặt Trời được tìm ra. Kính thiên văn không gian Kepler của NASA đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm những phát minh này.

86: Nhiệt độ F (Fahrenheit) của bề mặt Proxima b đạt được nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định rõ việc ở đó có tồn tại không khí hay không. Theo tin tức từ cuộc họp báo được tổ chức ngày 23 tháng 8, nếu một hành tinh thiếu không khí thì nhiệt độ bề mặt có thể thấp đến âm 40 độ C (âm 40 độ F). Ngược lại, nếu hành tinh nào có không khí cách điện thì nhiệt độ sẽ đạt đến 30 độ C (80 độ F), đủ ấm để có thể giữ được nước ở dạng lỏng ở trên bề mặt.

Proxima centauriKhoảng cách từ Alpha Centauri A và Alpha Centauri B đến Cận Tinh

3: Số lượng các ngôi sao trong hệ thống Alpha Centauri. Ngoài Proxima Centauri ra, còn có Alpha Centauri A và B tạo thành một cặp sao nhị phân.

1.3: Trọng lượng của hành tinh "kỳ lạ" Proxima b so với Trái đất. Hành tinh mới được phát hiện này rất giống Trái đất về mặt kích thước, chỉ lớn hơn một chút.

0,24 năm ánh sáng: Khoảng cách từ Alpha Centauri A và Alpha Centauri B đến Cận Tinh. Với khoảng cách này, một số nhà thiên văn học đã đặt câu hỏi rằng: "Liệu Proxima Centauri có được coi là một phần trong hệ thống ngôi sao giống vậy hay không?"

Thứ Năm, 25/08/2016 14:16
52 👨 556
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học