"Siêu Trái Đất" này có khối lượng lớn gấp 2,8 lần Trái Đất, cách chúng ta 21 năm ánh sáng. Đây có thể là một hành tinh đá và đủ mát mẻ để duy trì nước ở dạng lỏng, điều kiện để có sự sống.
- Siêu Trái Đất quay xuang quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625 ở khoảng cách vừa đủ để duy trì sự sống
- Phát hiện mới về sự sống trên hành tinh GJ 1132b, "siêu Trái Đất" cách chúng ta 39 năm ánh sáng
Hành tinh này quay dọc theo rìa bên trong của khu vực phù hợp với sự sống của một ngôi sao lùn cỡ M. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ quan sát được các đặc trưng về bầu khí quyển và các đặc điểm khác của hành tinh này. Từ đó họ có thể đánh giá tốt hơn về khả năng hỗ trợ sự sống của nó.
Các nhà nghiên cứu ở Viện vật lý thiên văn Quần đảo Canary (IAC) đã phát hiện ra hành tinh này khi quan sát bằng kính thiên văn quốc gia Galileo 3,6m đặt tại đài quan sát Roque de Ios Muchachos. Họ đã thu được 151 quang phổ, với chu kỳ 3,5 năm nhờ thiết bị HARPS – N (thiết bị truy tìm hành tinh có độ chính xác cực cao tại bán cầu Bắc).
Siêu Trái Đất quay xuang quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625 ở khoảng cách vừa đủ để duy trì sự sống.
Với khoảng cách 21 năm ánh sáng và quang phổ với chu kỳ ngắn như vậy các nhà khoa học đã xác minh được sự hiện diện của hành tinh này. Nó xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625 và mất 14 ngày để quay được một vòng hoàn chỉnh.
Cho đến nay đây là siêu Trái Đất có khối lượng thấp nhất được phát hiện. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng quan sát hành tinh này để tìm ra mật độ, bán kính và đặc trưng của bầu khí quyển khi nó vượt phía trước ngôi sao chủ. Điều này sẽ giúp họ chính thức xác nhận xem hành tinh này có khả năng duy trì sự sống hay không.