Ngoại hành tinh Proxima b: "Planet Hunters" đang tìm kiếm dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất quanh những ngôi sao lân cận. Sau khi nhóm nghiên cứu có tên gọi là Pale Red Dot xác định được ngoại hành tinh Proxima b có các điều kiện cần thiết để duy trì sự sống của con người, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch tìm kiếm các ngoại hành tinh xung quanh 15 ngôi sao lân cận.
- Tại sao đến bây giờ các nhà khoa học mới tìm ra Proxima b - "Trái đất thứ 2"?
- Liệu rằng Proxima b có phải là hành tinh "hàng xóm" của chúng ta hay không?
Nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escude. Nguồn ảnh: Jay Brooks
Nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escude đã dành 4 năm để xây dựng nhóm nghiên cứu tìm kiếm ngoại hành tinh Proxima b, hành tinh giống Trái đất nằm gần nhất với hệ Mặt Trời. Được phát hiện vào tháng 8 năm 2016, ngoại hành tinh Proxima b quay quanh một ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri, nằm cách Trái Đất chúng ta 4,2 năm ánh sáng.[6 sự thật kỳ lạ về Proxima Centauri b - "Trái đất thứ hai" có thể bạn chưa biết]
Ngoại hành tinh "Trái đất thứ 2" được xác định nằm ngay bên ngoài hệ Mặt Trời có thể có sự sống ngoài hành tinh. Nguồn ảnh: Space
Ngoại hành tinh Proxima b có kích thước lớn hơn Trái đất và có phạm vi nhiệt độ có thể chứa nước ở dạng chất lỏng. Tóm lại, nó là nơi gần nhất để tìm kiếm sự sống trong hành tinh "hàng xóm" giữa các thiên hà lân cận. "Những ngôi sao nằm gần nhất và những ngôi sao lùn đỏ, giống Proxima, là những nơi mà chúng ta có cơ hội kiểm chứng lại các câu hỏi", Anglada-Escudé, 37 tuổi, một giảng viên về thiên văn học tại trường Đại học Queen Mary London cho biết.
Nguồn ảnh: ESO/M. Kornmesser
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã suy đoán rằng có một hành tinh nằm ẩn nấp gần "Trái đất thứ 2" - Proxima Centauri nhưng họ lại không có các dụng cụ quan sát vật lý để sao lưu lại lý thuyết. Các tệp dữ liệu quang phổ cho thấy có một thứ gì đó đang được cận tinh Proxima Centauri kéo qua lại, nhưng không gì có thể hòa giải hiện tượng "bạo lực flare" với một quỹ đạo của hành tinh. Các nhà thiên văn học cần "gỡ rối" những hoạt động của ngôi sao từ các tín hiệu.
Năm 2014, nhà thiên văn học Anglada-Escude đã nghĩ ra một cách phân tích dữ liệu để tìm ra các tín hiệu chính xác hơn từ các máy quang phổ. Điều này gây sự chú ý đối với các nhà toán học ứng dụng tại trường Đại học Hertfordshire. Họ cùng nhau phát triển một mô hình lý thuyết về Proxima Centauri, tất cả những gì họ cần là bằng chứng để hỗ trợ cho chúng, cũng như truy cập vào các dữ liệu lịch sử và kính viễn vọng trên mặt đất.
Nguồn ảnh: ESO/M. Kornmesser/G. Coleman
Vì vậy, nhà thiên văn học Anglada-Escudé cùng đồng nghiệp của ông đã đưa ra để tìm kiếm những người có đam mê tìm hiểu về Proxima Centauri trên khắp thế giới tham gia vào chiến dịch được gọi là Pale Red Dot. Trong vòng 60 đêm năm 2016, 31 người trong nhóm nghiên cứu đã thu được dữ liệu mới từ máy quang phổ kính thiên văn High Accuracy Radial velocity Planet Searcher (HARPS) tại Chile. Họ đã làm điều này trong khi giám sát mọi hoạt động của Proxima Centauri bằng hàng loạt kính thiên văn thế. Để có được kết quả tốt, các nhà khoa học nhìn thấy rõ chu kỳ quỹ đạo của hành tinh trong các tín hiệu thu được. Nhờ có sự quan sát của kính thiên văn, họ có thể loại trừ sự can thiệp từ các ngôi sao.
Nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escude
Sau đó, nhà thiên văn học Anglada-Escude có kế hoạch huy động thêm các nhà nghiên cứu khác để hỗ trợ việc tìm kiếm các ngoại hành tinh xung quanh 15 ngôi sao khác nằm lân cận gần đó. "Trong vòng 2 hoặc 3 năm, chúng ta có thể phát hiện được nhiều hành tinh giống Proxima", Anglada-Escude nói. Việc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ sẽ trở nên "nhộn nhịp" hơn nhiều.