Bí ẩn trong cách giao tiếp giữa con người và loài chim

Những người thợ lấy mật ong thường đi tìm và đột nhập vào các tổ ong cùng nhau.

Honey Helper là một người thợ đi săn mật ong ở Mozambique, Châu Phi. Anh luôn mang theo bên mình một chú chim nhỏ đậu ở trên tay để dẫn đường đi đến nơi các tổ ong.Honey Helper là một người thợ đi săn mật ong ở Mozambique, Châu Phi. Anh luôn mang theo bên mình một chú chim nhỏ đậu ở trên tay để dẫn đường đi đến nơi các tổ ong.

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng những chú chim này thường là người dẫn đường cho thợ đi đến các tổ ong sau khi nghe được "hiệu lệnh" báo trước mỗi chuyến đi. Khi được yêu cầu chỉ đường, chú chim hiểu được tiếng người này sẽ dẫn đường cho những người thợ săn mật ong Châu Phi đến chỗ để lấy mật. Tất cả chúng đều hót rất vang cùng với những âm rung mạnh "brrr-hm" được phát ra.

Nhà sinh thái học Claire Spottiswoode cùng đồng nghiệp của bà ở trường Đại học CamBridge cho biết rằng có một loài chim được biết đến như một người dẫn đường (người chỉ đường) cho người thợ săn đi lấy mật ong ở Mozambique đến những tổ ong sau khi nghe hiệu lệnh báo hiệu. Trong cuộc trao đổi về Khoa học được tổ chức vào ngày 22 tháng 7, các nhà khoa học đã kể tên những loài chim mà hỗ trợ con người trong việc tìm kiếm những thực phẩm khó tiếp cận.

Nghiên cứu mới đây đưa ra bằng chứng đầu tiên về giao tiếp giữa con người và động vật hoang dã. Ở một số nơi trên thế giới, cá heo thường giúp ngư dân lùa cá vào lưới nhưng hiện giờ vẫn chưa xác định rõ được những dấu hiệu thông báo đặc biệt giữa người ngư dân và cá heo.

Spottiswoode nói rằng những chú chim này phối hợp với người thợ săn phân biệt giữa ký hiệu săn bắn với việc tìm kiếm thức ăn. Những chú chim này thường đáp lại lời thông báo này bằng một âm rung to để cảnh báo cho con người về sự có mặt của họ. Sau đó, chúng bay từ cây này sang cây khác cho đến tận nơi có tổ ong.

Spottiswoode nói rằng "Những con ong trong tổ có thể đốt chết một con chim" nhưng những con chim ăn sáp ong vẫn thường xuyên bay vào khu vực tổ ong nguy hiểm đó rồi mang sáp ong ra ngoài.

Tổ ong ở trên cao

Người thợ săn tên Yao chặt cây để giữ nguyên vẹn tổ ong đang nằm trên khe cao và hút hết chúng ra ngoài bằng việc đốt cành cây và lá cây. Sau khi lấy được những con ong ra khỏi tổ, Yao tách bỏ sáp ong ra cho người trợ thủ đắc lực của mình, thậm chí anh còn đặt sáp ong lên lá cây để cho chim từ từ thưởng thức.

Trong văn bản trước đây thống kê rằng có 1588 tổ ong là do những chú chim này dẫn đường. Nhà nhân sinh vật học Richard Wrangham của trường Đại học Harvard có nói rằng rìu cũng giống như các loại dụng cụ bằng đá khác và cách tạo ra lửa được sáng chế ra từ khoảng 1 triệu năm trước hoặc hơn. Do vậy, có thể con người và chim đã đi săn cùng nhau ít nhất một khoảng thời gian dài như vậy.

Spottiswoode cho rằng các khu vực khác ở Nam Phi chim cũng thường đáp lại lời gọi của nhóm thợ lấy mật ong ở địa phương. Nhà nhân loại sinh vật học Brian Wood của trường Đại học Yale điều hành một nhóm chứng minh rằng người đi lấy mật ong Hadza ở Tanzania huýt sáo để gọi những chú chim dẫn đường, còn những người đi cùng cũng nói hoặc la lên để gọi những chú chim đó.

Không giống như Yao, người Hadza thường chôn hoặc đốt cháy nhiều sáp ong trong tổ. Người thợ tìm mật ong Hadza thường để cho những chú chim đói rồi hối thúc chúng dẫn đi tìm những tổ khác. Nhóm của Wood ước tính khoảng 8 đến 10% thức ăn của người Hadza là do những chú chim tìm ra.

Wood nói về nghiên cứu mới "những tài liệu về văn hóa truyền thống hợp tác giữa con người và chim".

Những tổ ong mà họ đã tìm thấy.

Nhóm của Spotiswoode tiến hành nghiên cứu thực địa vào tháng Mười năm 2013 và tháng Chín, tháng Mười năm 2015. Các nhà nghiên cứu theo dõi sự di chuyển của sáu chú chim được gắn máy phát tín hiệu. Nhìn chung, có 73 trong tổng 97 con chim dẫn đường tìm mật ong đều tìm thấy ít nhất là một tổ ong. Trong suốt quá trình nghiên cứu, khoảng 112 tổ ong được người Yao tìm thấy khi có sự giúp đỡ của những chú chim.

Trong thí nghiệm khác, Spottiswoode yêu cầu hai thợ săn mật ong người Yao tìm 72 tổ ong, mỗi tổ ong mất khoảng 15 phút. Trong khi đi tìm, có một người cầm máy ghi âm khoảng 7 giây lại bật một lần hoặc sẽ có một người làm ra âm thanh "brrr-hm", còn một người sẽ gọi chúng bằng "chim dẫn đường" hoặc tên riêng, dùng vòng cổ của chim bồ câu hay những lời kêu gọi phấn khích.

Những chú chim tham gia 30 thí nghiệm nghiên cứu trên, có khoảng hai phần ba dùng "brrr-hm" để kêu gọi sự giúp đỡ của những chú chim đó (mặc dù họ thường không xác định được vị trí tổ chim). Một phần tư dùng máy ghi âm và một phần ba dùng âm thanh từ chim bồ câu để thông báo được giúp đỡ từ những chú chim.

Nhóm của Spottiswoode được ước tính rằng những người thợ lấy mật ong sử dụng âm thanh "brrr-hm" nhiều hơn gấp ba lần so với người dùng tiếng người Yao hay âm thanh của chim bồ câu để có thể tìm thấy trong vòng 15 phút.

Spottiswoode và Wood lên kế hoạch điều tra những con chim nhỏ đang học cách nhận biết những thông báo của người thợ tìm kiếm mật ong từ những con chim trưởng thành để có thể dẫn họ đến những nơi có tổ ong.

Thứ Ba, 26/07/2016 14:54
31 👨 952
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật