Năm 1922, lăng mộ và xác ướp của Pharaoh Tutankhamen, một trong những vị vua nổi tiếng nhất Ai Cập cổ đại đã được phát hiện mở ra một bước ngoặt lịch sử của ngành Ai Cập học. Bên cạnh đó việc khai quật này cũng gây ra nỗi lo sợ, hoang mang bởi một loạt các trường hợp tử vong, gặp vận xui đã xảy ra với những người tiến vào lăng mộ, quấy nhiễu sự an nghỉ của Pharaoh. Nhiều người tin rằng đó là sự ứng nghiệm của lời nguyền chết chóc đáng sợ được khắc trên phiến đá trước lăng mộ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết để giải thích cho những điều bí ẩn đối với những trường hợp tử vong bí ẩn có liên quan tới lăng mộ và xác ướp của vua Pharaoh Tutankhamen.
Khi quai quật một số lăng mộ Ai Cập cổ đại vào năm 2005, các nhà khoa học đã phát hiện vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, chi Pseudomonas, nấm mốc Aspergillus niger và Aspergillus flavus có thể gây các chứng dị ứng từ xung huyết, xuất huyết phổi. Mặt khác, một số lăng mộ cũng là nơi cú ẩn của loài dơi, phân của chúng có khả năng chứa loại nấm histoplasmosis gây bệnh có triệu chứng giống bệnh cúm.
Người Ai Cập cổ đại đã chuẩn bị rất nhiều thực phẩm từ rau, hoa quả tới thịt để người chết "sử dụng" trên đường tới thế giới bên kia. Chúng là môi trường lý tưởng để các loại côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc,... phát triển.
Khi phân tích mẫu không khí thu thập từ bên trong một quan tài chưa bật nắp thông qua một lỗ khoan, các nhà khoa học đã thu được kết quả đáng sợ. Không khí trong đó có mức nồng độ khí amoniac cao, formaldehyde (phoóc môn-dùng để ướp xác) và khí Hydro sulfua (mùi trứng thối, độc). Nếu ở mức nồng độ cao chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, các triệu chứng giống viêm phổi, với trường hợp nặng thậm chí có thể gây tử vong.
Từ đó, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết giải thích về cái chết bí ẩn của bá tước Carnarvon sau 6 tuần tiến vào lăng mộ là do tiếp xúc với một loại nấm độc hoặc vi khuẩn chết người bên trong.
Nhưng giả thuyết này bị một số chuyên gia bác bỏ. Họ không cho rằng vi khuẩn, nấm mốc bên trong lăng mộ là nguyên nhân gây ra cái chết cho vị bá tước này. Vì nếu là do chúng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn so với khoảng thời gian 6 tuần. DeWolfe Miller, giáo sư dịch tễ học tại trường Đại học Hawaii, Mỹ thì cho tới nay chưa từng ghi nhận có trường hợp nhà khảo cổ hoặc du khách nào bị ốm do vi khuẩn hay nấm mốc trong lăng mộ.
Giả thuyết này cũng không hề đúng với những trường hợp tử vong khác cũng như những điều không may xảy ra với các cá nhân được cho là liên quan tới lời nguyền.
Vậy đâu mới là lời giải thích hợp lý cho những câu chuyện bí ẩn đáng sợ này? Một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Lời nguyền thực sự linh ứng? Tất cả những câu hỏi này đều vẫn chưa có câu trả lời và vẫn còn là một bí ẩn.