Cảm giác bị điện giật khi chạm vào đồ vật là gì? Tại sao người bị tích điện vào mùa đông? Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé!
Trong những tháng lạnh và khô của mùa đông, những hành động hàng ngày như cầm nắm tay nắm cửa, bật công tắc đèn hoặc chạm vào khung kim loại của ô tô có nhiều khả năng gây ra cú sốc tĩnh điện khó chịu nhưng vô hại.
Tĩnh điện, là kết quả của sự mất cân bằng giữa điện tích dương và âm, là kết quả của sự mất cân bằng điện tích do một số hành động nhất định tạo ra, bao gồm cả việc lê chân trên sàn trải thảm, John Burkhauser, giám đốc chương trình giáo dục tại Bolt Technology cho biết.
Burkhauser giải thích rằng "Cơ thể bạn tiếp nhận điện tích âm…". "Điện tích âm và dương không thích ở gần nhau, vì vậy chúng đẩy nhau ra xa".
Theo Burkhauser, các trạng thái đối lập thu hút nhau, vì vậy khi bạn với tay vào tay nắm cửa, điện tích âm trên cơ thể bạn sẽ tiếp tục tích tụ cho đến khi có đủ điện áp để cho phép điện tích “nhảy” giữa tay bạn và tay nắm cửa dưới dạng tia lửa.
Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
"Bị giật" khi chạm vào đồ vật vào mùa đông là hiện tượng gì?
Hiện tượng này được gọi là "phản ứng tĩnh điện" - xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Do mùa đông mặc nhiều đồ, trong quá trình tiếp xúc, sự ma sát sẽ làm điện tích chuyển từ vật này sang vật kia dẫn tới trên một vật sẽ thừa điện tích âm, còn vật khác lại thừa điện tích dương. Khi dương - âm tiếp xúc với nhau tạo ra hiện tượng phóng điện, trong bóng tối có thể lóe sáng, khi co kéo sẽ thấy có tiếng nổ lách tách.
Đây cũng là lý do vì sao nhiều người vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại có cảm giác hơi tê tay. Cơ thể người là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ. Khi chúng ta vô tình ma sát với một vật nào đó có thể có cảm giác hơi tê tê. Vì vậy, khi chúng ta vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa gây cảm giác hơi tê tay.
Phản ứng tĩnh điện có ảnh hưởng tới sức khỏe con người không?
Hiện tượng có cảm giác bị điện giật khi chạm vào đồ vật không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không đủ mạnh để gây ảnh hưởng đến chết người, hay ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm sao để tránh bị "điện giật" tĩnh điện vào mùa đông?
Một số mẹo đơn giản để loại bỏ tĩnh điện, mời các bạn tham khảo.
Tăng cường độ ẩm cho không khí
Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí khá thấp. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí giúp giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.
Chú ý chọn chất liệu quần áo
Quần áo làm từ sợi tổng hợp như polyester, nylon, len và giày dép đế cao su… là thủ phạm phổ biến gây ra hiện tượng tĩnh điện. Để giảm hiện tượng này, các bạn nên sử dụng áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton, giày dép bằng da.
Xoa kem dưỡng ẩm cho tay thường xuyên
Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng gây tĩnh điện trong thời tiết hanh khô mùa đông. Vì vậy, bạn nên thoa kem dưỡng tay thường xuyên để giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp.
Thêm baking soda vào mẻ giặt
Để ngăn ngừa "điện giật" do tĩnh điện, bạn có thể sử dụng baking soda trong quá trình giặt thông thường. Baking soda sẽ giúp cản điện tích âm và dương, ngăn chúng không tạo ra tĩnh điện. Bạn có thể thêm/bớt 1/2 cốc baking tùy theo lượng quần áo khi giặt.
Việc ngâm quần áo với nước xả vải cũng có thể giúp ngăn tĩnh điện. Ngoài ra, phơi quần áo cũng là cách giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn so với việc sấy quần áo.