5 phương pháp điều trị ho khan tự nhiên hiệu quả có thể bạn chưa biết

Ho là phản ứng thông thường của bộ máy hô hấp để tống dị vật ra ngoài cơ thể. Những cơn ho khan dai dẳng gây cảm giác ngứa cổ, ho quặn cả người mà vẫn không dễ chịu hơn. Ho khan không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống của bạn, mà cho cả những người trong cùng một nhóm và trong giao tiếp xã hội nữa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người 5 phương pháp điều trị ho khan tự nhiên hiệu quả. Cơn ho có thể điều trị triệt để tại nhà, nhưng cần lưu ý, khi cơn ho kéo dài trong vòng 3 hoặc nhiều tuần liên tục, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Mời các bạn tham khảo!

Phương pháp 1: Uống nhiều nước

1. Giữ cổ họng ẩm

Giữ cổ họng ẩm
Nguyên nhân gây ra các cơn ho thường do dịch chảy từ mũi xuống khoang sau họng, hiện tượng chảy dịch này thường xuất hiện khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng lượng dịch nhầy do bệnh cảm gây ra.

2. Súc họng bằng nước muối ấm

Súc họng bằng nước muối ấm
Nước muối có công dụng làm giảm đau và chống viêm nhiễm. Súc họng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng.

3. Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước ấm

Mặc dù nước nóng là giải pháp tốt nhất dành cho họng nhưng nước ấm lại có khả năng bù nước cho các mô tốt hơn. Nước nóng có thể gây kích ứng các vùng đã sưng viêm, trong khi trà ấm là cách tuyệt vời nhất vừa làm ấm, vừa làm dịu cổ họng.

  • Trà hạt hồi được biết đến với công dụng làm dịu cổ họng và cắt giảm các cơn ho. Bạn có thể pha thêm quế vào để tăng gấp đôi tác dụng làm dịu của tách trà.
  • Pha trà gừng. Cho thêm một ít hạt tiêu và vài lá húng quế để giảm xung huyết. Sự phối hợp của hai loại thảo dược này tạo ra công dụng gây tê và xoa dịu cổ họng, giúp các mô ở họng được "nghỉ ngơi" sau những cơn ho dữ dội.

4. Uống sữa mật ong và quế nóng trước khi đi ngủ

Uống sữa mật ong và quế nóng trước khi đi ngủ
Mật ong và quế khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành chất kháng khuẩn gây nhiễm trùng, giảm sưng viêm và cung cấp chất chống oxy hóa chữa lành chứng đau họng.

  • Để pha chế sữa quế, cho ½ muỗng canh quế và 1 muỗng canh đường vào một chiếc xoong nhỏ. Sau đó, thêm 1/8 muỗng canh muối cùng 240ml sữa rồi trộn đều hỗn hợp. Chỉ đun nóng hỗn hợp đến khi sắp sôi. Để nguội, cho thêm vào 1 muỗng canh mật ong, khuấy đều đến khi mật ong hòa tan hết và dùng khi hỗn hợp còn ấm.

5. Uống nước ép dứa

Uống nước ép dứa
Theo một nghiên cứu vào năm 2010, nước ép dứa có hiệu quả gấp 5 lần si-rô ho. Nước ép dứa giúp làm dịu thanh quản nhưng không để lại cặn gây kích thích cơn ho. Do vậy, hãy chọn nước dứa thay vì nước ép cam và chanh.

  • Nước ép nho cũng là liều thuốc trị ho. Hãy thêm 1 thìa cà phê mật ong vào cốc nước ép nho. Nho có công dụng như thuốc long đờm, đẩy mạnh quá trình bài tiết đờm ở đường hô hấp, nhờ vậy cơn ho của bạn sẽ dịu lại.

6. Dùng rau kinh giới làm dịu cơn ho

Dùng rau kinh giới làm dịu cơn ho
Đun một muỗng canh bột rau kinh giới với một cốc nước sôi. Sau khi nước sôi, hãy lọc bỏ cặn rau và thưởng thức món trà kinh giới. Việc loại bỏ cặn kinh giới sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có sẵn bộ lọc trà.

Phương pháp 2: Dùng thực phẩm dạng chất lỏng

1. Làm dịu cổ họng bằng mật ong

Làm dịu cổ họng bằng mật ong

Mật ong có khả năng làm dịu ami-đan, từ đó giảm kích ứng ở họng (và cơn ho). Mật ong tốt có hiệu quả không thua kém thuốc chữa ho. Nếu không có mật ong, dung dịch chiết xuất từ cánh hoa hồng cũng là một lựa chọn tuyệt vời thay thế. Nước hoa hồng có công dụng long đờm rất tốt.

2. Dùng tinh dầu thiên nhiên làm dịu cơn ho

Dùng tinh dầu thiên nhiên làm dịu cơn ho

Các loại tinh dầu thiên nhiên thường rất mạnh, là liệu pháp điều trị tại nhà của nhiều chứng bệnh. Trong đó có nhiều loại tinh dầu có khả năng cắt giảm cơn ho kéo dài.

  • Những loại tinh dầu trị nghẹt mũi hiệu quả nhất gồm: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, ngải cứu, trà xanh, đàn hương, tuyết tùng, nhũ hương và hương bài. Để trị nghẹt mũi, cho 1-2 giọt tinh dầu lên tay, xoa hai tay vào nhau, úp hai bàn tay lên mũi và hít 4-6 hơi thật sâu. Hoặc tẩm 2-4 giọt tinh dầu vào bông gòn, cho bông vào một chiếc túi có khóa kéo để mang theo khi di chuyển.
  • Những loại tinh dầu trị rát họng: tinh dầu tràm, tinh dầu ngải cứu, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh, tỏi và gừng. Ngoài ra, bạn có thể trị đau họng bằng cách hòa tan 1-2 giọt dầu vào nước ấm để súc họng trong vài phút rồi sau đó nhổ ra. Lưu ý không được nuốt.

3. Tự làm si-rô ho tại nhà

Tự làm si-rô ho tại nhà

Hiện nay, có nhiều loại si-rô ho tự làm tại nhà thậm chí còn trị ho hiệu quả hơn các loại mua ở ngoài.

  • Pha chế si-rô từ thảo mộc. Hòa tan 480ml hỗn hợp thảo dược vào 1 lít nước. Các loại thảo mộc có công dụng đặc biệt hiệu quả gồm thì là, cam thảo, du trơn, quế, rễ gừng và vỏ cam. Đun nhỏ lửa các loại thảo mộc cho đến khi hỗn hợp giảm đi một nửa (khoảng nửa lít). Lọc bã và cho thêm một cốc mật ong vào dung dịch sau khi đun, khuấy đều cho đến khi mật ong hòa tan hết.
  • Tự làm si-rô từ củ hành tím. Hành tím có khả năng loại bỏ đờm - nguyên nhân của các cơn ho. Hành tím thái lát mỏng, ép lấy nước, trộn thêm mật ong với tỉ lệ 1:1 rồi để hỗn hợp lắng xuống trong khoảng 4 đến 5 giờ. Khi hỗn hợp đã đặc lại sẽ cho ra si-rô ho và bạn có thể dùng 2 lần/ngày.
  • Pha chế si-rô từ quả cơm cháy. Si-rô từ quả cơm cháy là một liều thuốc tuyệt vời vì không những giảm ho mà còn xoa dịu dạ dày. Nếu dạ dày của bạn nhạy cảm, hãy dùng loại si-rô này sẽ có tác dụng ngay lập tức. Cho 1 lít nước ép từ quả cơm cháy với 2 cốc mật ong, 2 thanh quế vào một cái ấm. Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút để ba thành phần trên hòa lẫn với nhau tạo thành si-rô.
  • Hướng dẫn làm nước ép quả cơm cháy dành cho những ai muốn làm: đun quả cơm cháy tươi hoặc sấy khô với 1 lít nước khoảng 45 phút, sau đó lọc cặn cơm cháy đi và tiếp tục làm theo các hướng dẫn ở mục trên.

4. Ăn súp gà ấm

Ăn súp gà ấm
Hơi nóng của súp gà khiến các màng hô hấp nở ra và làm dịu cơn đau rát ở cổ họng, cung cấp năng lượng để không bị lả đi vì trong súp gà có chứa nhiều protein. Thêm vào đó, còn gì tuyệt vời hơn việc được húp một tô súp ấm chứ?

5. Ngậm thuốc Lozenge

Ngậm thuốc Lozenge

Tìm loại thuốc Lozenge có chứa menthol bởi menthol vừa gây tê khoang sau họng, vừa làm dịu cơn ho. Menthol được chiết xuất trong lá bạc hà, có khả năng gây tê và làm dịu cơn rát họng. Thuốc Lozenge là giải pháp tuyệt vời khi không muốn cơn ho của mình làm phiền mọi người xung quanh ở những nơi công cộng như rạp chiếu phim hoặc lớp học chẳng hạn.

  • Nếu không tìm được thuốc lozenge, hãy ngậm một viên kẹo cứng. Giải pháp đơn giản này giúp kích thích bài tiết nước bọt và làm dịu cơn ho khan. Hoặc nhai kẹo cao su cũng mang lại hiệu quả tạm thời. Tốt nhất nên dùng kẹo ngậm bạc hà vì chúng có thể gây tê hệt như menthol.

Phương pháp 3: Hơi ẩm

1. Dùng máy tạo hơi ẩm

Dùng máy tạo hơi ẩm

Không khí khô có thể làm gián đoạn sự bài tiết chất nhầy trong mũi, khiến mũi bị khô đi, làm cổ họng khó chịu và gây ra các cơn ho, máy tạo hơi ẩm có thể giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng máy tạo hơi ẩm, nếu máy không sạch sẽ phun nấm và các mảng mốc ra ngoài không khí, khiến cơn ho của bạn không những không giảm đi mà còn tồi tệ hơn đó.

2. Tắm nước nóng

Tắm nước nóng

Đóng tất cả cửa sổ phòng tắm và tắt quạt điện để tạo phòng tắm hơi riêng cho bạn. Hơi nóng sẽ làm loãng dịch nhầy kẹt trong mũi, trị được các cơn ho do cảm lạnh, dị ứng và hen suyễn gây ra.

3. Xông hơi

Xông hơi

Đun sôi một ấm nước, nhấc ấm ra khỏi bếp và đặt lên một mặt phẳng an toàn. Sau đó, cúi đầu trên ấm và hít thở hơi nước nóng từ ấm bốc lên (đặc biệt cẩn thận để không bị bỏng).

Phương pháp 4: Dùng thuốc

1. Dùng thuốc thông mũi

Dùng thuốc thông mũi
Nếu bệnh chảy nước mũi là nguyên nhân gây ra cơn ho, hãy cân nhắc việc sử dụng thuốc thông mũi. Thuốc thông mũi khiến các mô mũi đang sưng phù co lại, giảm tiết dịch nhầy. Thuốc thông mũi được đưa vào mũi dưới dạng xịt, thuốc nhỏ và dạng viên uống. Tốt nhất không nên dùng thuốc xịt mũi quá ba ngày vì chúng có thể phản tác dụng. Thuốc xịt thông mũi có thể chứa Oxymetazoline, một hóa chất thông mũi nhưng sẽ gây tổn thương đường hô hấp nếu tương tác với mũi quá ba ngày.

2. Thử dùng các thuốc trị dị ứng

Thử dùng các thuốc trị dị ứng
Thuốc trị dị ứng giới hạn cơ thể giải phóng histamine tạo ra dịch nhầy trong mũi và họng - nguyên nhân gây ra các cơn ho. Thuốc chống dị ứng còn đặc biệt hiệu quả khi mùa dễ bị dị ứng đến và trong trường hợp những phản ứng do cơ thể dị ứng với môi trường, như gàu và nấm trong lông thú nuôi, sẽ gây ra cơn ho của bạn.

3. Tìm hiểu về thuốc ức chế cơn ho

Tìm hiểu về thuốc ức chế cơn ho
Thuốc ức chế cơn ho có chứa các thành phần tích cực như long não, dextromethorphan, dầu khuynh diệp và menthol, tuy sẽ cắt cơn ho của bạn trong một thời gian ngắn nhưng không thể trị dứt điểm cơn ho được. Nếu trằn trọc khó ngủ vì các cơn ho hay ho nhiều đến mức thấy đau ở ngực và cơ bắp, bạn sẽ cần sử dụng thuốc ức chế cơn ho vào ban đêm. Lưu ý, thuốc ức chế không có tác dụng điều trị triệt để.

Phương pháp 5: Xử lý các triệu chứng tiềm ẩn

1. Đến bác sĩ để được chẩn đoán nếu nhiễm khuẩn

Đến bác sĩ để được chẩn đoán nếu nhiễm khuẩn
Nếu bị vi khuẩn tấn công, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các siêu vi do không phản ứng với loại thuốc này.

2. Tìm ra nguyên nhân gây kích ứng

Tìm ra nguyên nhân gây kích ứng
Nếu gần đây bạn có thay đổi loại nước hoa hay xịt phòng tắm, có thể chính chúng đã kích thích xoang mũi của bạn dẫn đến các cơn ho. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân nghiêm trọng gây ra cơn ho. Nếu hút thuốc là nguyên nhân gây ra cơn ho, hãy tham khảo cách chữa ho dành cho những người hút thuốc lá và ngưng hút thuốc.

3. Tránh kích thích dạ dày

Tránh kích thích dạ dày
Nếu mắc chứng trào ngược thực quản hay thường xuyên ợ hơi, bạn cần hạn chế các tác nhân gây kích thích dạ dày. Không nằm trước 3 tiếng sau khi ăn, tránh ăn thức ăn cay và thức ăn có khả năng kích ứng dạ dày.

4. Dùng thuốc

Dùng thuốc
Các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin sẽ khiến cơn ho của bạn thêm tồi tệ hơn. Nếu thuốc bạn đang dùng có các tác dụng phụ như trên, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thay thế bằng thuốc khác.

5. Tránh tiếp xúc với bụi và tác nhân gây dị ứng

Tránh tiếp xúc với bụi và tác nhân gây dị ứng

Nếu việc làm sạch không khí của bạn không thể loại bỏ bụi và tác nhân gây dị ứng khỏi môi trường sống, thuốc chống dị ứng có thể giúp bạn triệt tiêu các cơn ho nghiêm trọng do dị ứng gây ra.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Bảy, 25/03/2017 09:45
51 👨 945
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình