Sẽ rất khó khăn để có thể từ bỏ những thói quen không tốt, nhất là khi chúng ta nhầm lẫn những thói quen đó là tốt mà không hề hay biết nó sẽ gây thiệt hại đến cơ thể như thế nào. Trên trang Bright Side gửi đến bạn đọc 7 thói quen hàng ngày có thể gây hại đến sức khỏe mà nhiều người trong số chúng ta vẫn thường làm.
- 12 thói quen tưởng lành mạnh nhưng cực kỳ có hại cho sức khỏe
- 8 dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
1. Ngăn bản thân mỗi khi muốn hắt hơi
© onedio
Khi khép miệng và bóp mũi lại để cố gắng ngăn cản việc hắt hơi khiến áp lực bên trong sọ của chúng ta tăng cao. Lượng máu lưu thông trong não bị cản trở, mạch máu và mô thần kinh bị chèn ép. Điều này dẫn đến chứng đau đầu, tổn thương mạch máu và thậm chí gây ra các vấn đề về thính giác. Nếu bạn vẫn thường hay làm vậy thì hãy ngừng lại ngay từ bây giờ nhé!
2. Sử dụng nước hoa
© Constantin Film
Các loại hóa chất tổng hợp thường được dùng để làm nước hoa vì chúng tạo ra mùi hương mạnh hơn và cũng rẻ hơn tinh dầu tự nhiên. Những chất tổng hợp này có thể gây ra đau đầu, buồn nôn và làm cơ thể uể oải. Hơn thế, chúng còn gây kích thích hoặc làm rát mắt, họng và da. Vì vậy, tốt hơn bạn nên sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên hoặc chỉ dùng nước hoa ở những nơi có không khí thoáng đãng.
3. Đựng thức ăn trong túi nhựa
© depositphotos
Nhiều loại hộp nhựa có chứa các chất hóa học nhân tạo như là chất phthalate (một nhóm hóa chất được sử dụng để làm mềm và tăng tính linh hoạt của nhựa và nhựa vinyl) và chất bisphenol (BPA - là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate, nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm) để giúp duy trì tính linh hoạt của chúng. Nếu giữ thức ăn lâu trong những hộp nhựa, các chất hóa học nhân tạo có thể xâm nhập vào thức ăn. Khi nuốt thức ăn chứa các chất này, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết. Lời khuyên dành cho bạn là nên đựng thức ăn bằng hộp thủy tinh, thép không gỉ hoặc vật liệu gốm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các ký hiệu trên, nó cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết làm thế nào để sử dụng các loại đồ chứa thực phẩm này.
- Safe for storing products: An toàn khi đựng thực phẩm.
- Can be reheated in the microwave: Có thể làm nóng bằng lò vi sóng.
- Can be frozen: Có thể cho vào tủ lạnh.
- Maximum heating temperature: Chịu được nhiệt độ tối đa là 120 độ C.
4. Đánh răng ngay sau khi ăn
© Warner Bros
Các nha sĩ khuyến cáo rằng bạn nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn. Nếu có thể, đánh răng sau khi ăn một giờ sẽ tốt hơn nhiều. Bởi bạn biết đấy, thức ăn và thức uống, đặc biệt những loại chứa axit cao - sẽ ảnh hưởng đến men răng cũng như lớp ngà răng. Sự di chuyển của bàn chải đánh răng vô tình đẩy axit ăn sâu hơn vào gần ngà răng hơn. Điều này dẫn đến độ nhạy cao và hủy hoại men răng.
5. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn thường xuyên
© Mike Mozart
Một số lượng lớn vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da của chúng ta đóng vai trò bảo vệ cơ thể. Nếu chúng ta sử dụng các loại xà phòng kháng khuẩn thường xuyên, khử trùng bàn tay, có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó các bác sĩ da liễu khuyến nghị rằng chúng ta nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn cho vết thương, vết trầy xước hay vết thâm. Không sử dụng xà phòng kháng khuẩn để rửa tay quá 2 lần/tuần.
6. Mặc quần quá chật
© Tony Meadows
Mặc dù quần áo bó sát có thể hợp thời trang nhưng mặc quần áo chật sẽ siết chặt da bạn, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh của bạn. Điều này gây ra những cảm giác khó chịu có thể dẫn đến các vấn đề về hệ thần kinh. Tuy nhiên, nhiêu đó vẫn chưa đủ, mặc quần quá chật còn làm giảm lượng không khí lưu thông đến chân, gây ra cảm giác ngứa và cuối cùng làm chân bạn bị tê nữa.
7. Uống nước ép trái cây tươi
© HannahWebb
Không phải ai cũng biết rằng nước ép trái cây tươi chỉ tốt cho cơ thể với một lượng nhỏ. Trong một số trường hợp bệnh, nước ép trái cây tươi thậm chí còn gây hại nghiêm trọng cho cơ thể. Ví dụ như: nước ép nho được khuyến nghị không nên dùng cho những người thừa cân hoặc người bị tiểu đường. Hơn nữa, nước ép là chất gây dị ứng mạnh. Vì thế bạn nên cẩn thận khi cho trẻ nhỏ uống: chú ý cho trẻ uống một lượng nhỏ và nếu có thể, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 10 sự thật khó tin về thực phẩm sẽ gây ấn tượng với bạn
- 10 lợi ích tuyệt vời từ việc uống sữa mỗi ngày
- 7 lỗi phổ biến thường mắc phải khi giảm cân
Chúc các bạn vui vẻ!