5 bộ phận giới khoa học mới khám phá trong cơ thể người

Con người là một bộ máy được tạo ra từ nhiều bộ phận. Bên cạnh những bộ phận mà hầu như ai trong chúng ta cũng biết thì có không ít những bộ phận khác của cơ thể từng bị lãng quên như mạc treo, bó chẩm đứng trong não...

Trong thời gian gần đây, giới khoa học mới phát hiện thêm được 5 bộ phận mới của cơ thể người, nâng tổng số bộ phận lên 79. Cùng tìm hiểu về 5 bộ phận này để xem chúng có vai trò quan trọng gì trong cơ thể người nhé.

1. Mạc treo

Mạc treo là bộ phận liền khối

Mạc treo (mesentery) hay màng treo ruột là một phần của phúc mạc - lớp niêm mạc của khoang bụng, gắn ruột vào thành bụng. Trước đây, giới khoa học chỉ coi nó là cấu trúc rời của hệ tiêu hóa, một phần không quan trọng. Nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ ĐH Limerick, Ireland cho thấy mạc treo là bộ phận liền khối, thực hiện nhiều chức năng quan trọng (hiện vẫn đang được nghiên cứu và xác định) và xứng danh trở thành bộ phận mới trong cơ thể.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Lancet Gastroenterology & Hepatology số tháng 11/2016.

2. Dây chằng thứ 5 của đầu gối

Từ năm 1879, bác sĩ phẫu thuật người Pháp Paul Segond đã phát hiện thấy một dải dây chằng dẻo, kết nối xương đầu gối nhưng cấu trúc và chức năng của dải dây chằng này vẫn là điều bí ẩn với khoa học.

Hình ảnh về dây chằng trước bên (ALL) ở phía trước đầu gối
Hình ảnh về dây chằng trước bên (ALL) ở phía trước đầu gối. (Ảnh: Bệnh viện Đại học Leuven, Bỉ.)

Mãi cho tới cuối năm 2013, nhóm chuyên gia Bệnh viện ĐH Leuven, Bỉ mới phát hiện ra dải dây chằng này. Và vì nó nằm ở phía trước đầu gối nên người ta đặt tên cho nó là dây chằng trước bên (ALL) hay dây chằng thứ năm của đầu gối.

Khác với 4 dây chằng khác, dây chằng thứ 5 của đầu gối là một bộ phận đặc biệt đảm nhận vai trò kết nối xương đùi và xương chày, giúp ổn định khớp nối xương, giúp con người xoay chân và đổi hướng dễ dàng.

3. Bó chẩm đứng trong não

Năm 2012, nhóm chuyên gia ở ĐH Washington, Mỹ đã phát hiện ra một bó sợi thần kinh trong não tham gia vào việc đọc của con người. Bộ phận này không được mô tả trong các tài liệu y học hiện đại nhưng đã được đề cập trong bản đồ não của Carl Wernicke, nhà thần kinh học người Đức soạn cuối thế kỷ 19, được gọi là bó chẩm đứng trong não, (Vertical Occipital Fasciculus), gọi tắt là VOF.

Vị trí của bó chẩm đứng (VOF) trong não
Hình ảnh cho thấy vị trí của bó chẩm đứng trong não người. (Ảnh: Jason Yeatman.)

VOF có nhiệm vụ kết nối các khu vực não, giúp não đọc, chuyển động đôi mắt, nhận diện khuôn mặt người đối diện, chức năng và tập trung nhìn đồ vật cụ thể trong không gian.

4. Lớp Dua sau giác mạc

Năm 2013, Harminder Dua, giáo sư nhãn khoa ở Đại học Nottingham, Anh phát hiện một màng mỏng nhưng dai ở phía sau giác mạc. Nó chỉ dày khoảng 15 micron (hay 15 phần triệu mét). Tuy nó rất nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tham gia vào các nhóm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của giác mạc.

Lớp Dua mới được phát hiện nằm phía sau giác mạc của mắt
Lớp Dua mới được phát hiện nằm phía sau giác mạc của mắt. (Ảnh: Wikimedia.)

Lớp màng này sau được đặt tên là lớp Dua sau giác mạc mắt (Duas layer (eye), đặt theo tên người phát hiện ra nó.

Trước khi lớp Dua được phát hiện, giới khoa học chỉ tới 5 lớp mang của mắt. Việc phát hiện lớp màng mới giúp cho các ca phẫu thuật mắt đơn giản hơn, an toàn hơn, đặc biệt là tổn thương ở lớp Dua.

5. Mạch bạch huyết não

Trong nhiều thế kỷ, giới khoa học tin rằng não là cơ quan duy nhất thiếu kết nối đến mạch bạch huyết. Nhưng vào năm 2015, các nhà khoa học đã phát hiện thấy mạch bạch huyết siêu nhỏ trong màng não, nó rất nhỏ và bị các mạch máu lớn che khuất.

Hệ thống mạch bạch huyết trong não người
Hệ thống mạch bạch huyết trong não người. (Ảnh: Đại học Virginia.)

Mạch bạch huyết này làm nhiệm vụ vận chuyển các tế bào miễn dịch đi khắp cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng và khử bỏ chất thải.

Thứ Ba, 26/09/2017 17:10
3,52 👨 758
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học