Kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên mặt trăng, Google dựng chân dung kỹ sư phần mềm tàu vũ trụ Apollo 11 từ 107.000 tấm pin mặt trời
Ngày này 50 năm trước Ngày 20 Tháng Bảy, 1969, phi thuyền Apollo 11 đã đưa 3 phi hành gia (Neil Armstrong, Edwin Aldrin và Michael Collins) đặt chân lên mặt trăng, chính thức hoàn thành sứ mệnh hạ cánh lịch sử trên bề mặt mặt trăng của NASA.
Neil Armstrong, Edwin Aldrin và Michael Collins (từ trái qua phải)
Để kỷ niệm một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử chinh phục không gian của nhân loại, Google đã quyết định xây dựng một bức chân dung khổng lồ của Margaret Hamilton, kỹ sư máy tính thiên tài, người đứng đầu nhóm phát triển hệ thống phần mềm cực kỳ phức tạp của tàu vũ trụ Apollo 11, từ hàng ngàn các tấm pin mặt trời và ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng.
Margaret Hamilton, kỹ sư lập trình chịu trách nhiệm cho hệ thống phần mềm của Apollo 11
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt ấn tượng này được “thi công” ngay tại nhà máy điện mặt trời Ivanpah, tọa lạc trên sa mạc Mojave, Hoa Kỳ, đã sử dụng tổng cộng 107.000 tấm pin mặt trời để ghép thành khuôn mặt của Margaret Hamilton và biểu tượng của tàu vũ trụ Apollo 11. Bên cạnh sự độc đáo tới từ nghệ thuật sắp đặt, có lẽ điều làm nên sự ấn tượng của tác phẩm này chính là kích thước khổng lồ của nó. Với kích thước trải dài trên một khu vực rộng tới 3.6 kilômét vuông (1.4 dặm vuông), nó thậm chí còn lớn hơn cả công viên trung tâm Central Park nổi tiếng của thành phố New York.
Bức chân dung có kích thước rất lớn, trải dài trên vùng đất rộng hơn 3.6km2
Khi được lật lại, những tấm pin mặt trời sẽ phản chiếu ánh sáng, làm nổi bật khuôn mặt của Margaret Hamilton, cùng với hình ảnh mô phỏng của một mẫu máy bay không người lái đã từng góp mặt trong sứ mệnh lịch sử.
Nói thêm về những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của Margaret Hamilton trong sự thành công của sứ mệnh Apollo 11. Bà chính là người đứng đầu nhóm phát triển phần mềm quản lý sử dụng trên tất cả các chuyến thám hiểm không gian của tàu vũ trụ Apollo (mẫu tàu vũ trụ có người lái của NASA) bao gồm cả nhiệm nhiệm vụ lịch sử trên. Nếu đã từng học về lập trình nhúng hoặc có quan tâm đến lĩnh vực này, bạn sẽ thấy để một chiếc máy bay có thể vận hành an toàn sẽ phải cần đến một hệ thống phần mềm trên vô cùng phức tạp với độ chính xác cực cao. Với mẫu tàu vũ trụ không gian như Apollo, sự phức tạp đó lại càng được đẩy lên gấp bội. Sẽ không được có bất cứ sai sót nào trong hệ thống phần mềm, bởi mọi trục trặc kỹ thuật, dù là nhỏ nhất, đều có thể khiến công sức của cả một tập thể hàng ngàn con người trong nhiều năm ròng rã đổ sông đổ bể. Và quan trọng hơn là tính mạng của các phi hành gia cùng sẽ không được đảm bảo.
Quá trình lắp đặt những tấm pin mặt trời vô cùng gian nan
Như vậy có thể thấy ngoài trình độ chuyên môn bậc thầy, Margaret Hamilton còn là một kỹ sư có tinh thần trách nhiệm và vô cùng tỉ mỉ trong công việc. Bên cạnh những cống hiến tại NASA, bà còn là người rất có uy tín trong cộng đồng lập trình với nhiều đóng góp lớn. Trong đó, nổi bật nhất là việc đặt ra một loạt thuật ngữ kỹ thuật phần mềm trực tuyến vào những năm 1960, như một phương thức nhằm đưa ra bộ khung chung cho các kỹ thuật lập trình sau này.
Dưới đây là đoạn video ghi lại một số cảnh trong quá trình lắp đặt đặt những tấm pin mặt trời để tạo dựng nên tác phẩm nghệ thuật “vô tiền khoáng hậu” của Google:
Video gi lại quá trình tạo ra tác phẩm chân dung Margaret Hamilton từ những tấm pin mặt trời
Google triển khai hàng loạt hoạt động hưởng ứng lễ kỷ niệm sứ mệnh Apollo 11
Tác phẩm nghệ thuật từ những tấm pin năng lượng mặt trời trên không phải là “món quà” duy nhất mà Google muốn dành tặng những người yêu khoa học vũ trụ trong dịp kỷ niệm 50 năm hoàn thành sứ mệnh Apollo 11 lần này.
Biểu tượng mới trên trang chủ tìm kiếm của Google
Bắt đầu từ ngày 18/07, Google đã thay thế một loạt biểu tượng trên trang tìm kiếm của mình bằng hình ảnh một phi hành gia đang đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Đặc biệt nếu bạn click vào hình ảnh này, sẽ hiện ra một đoạn video mô tả toàn bộ sứ mệnh Apollo 11 cách đây 50 năm theo phong cách hoạt hình dễ thương, qua đó đưa ra cái nhìn sâu sắc về câu chuyện đằng sau sự nỗ lực không biết mệt mỏi của hơn 400.000 người đã biến Apollo 11 thành hiện thực.
Video của Google, kỷ niệm 50 năm hoàn tất sứ mệnh Apollo 11
-
Game không phép, vi phạm quy định phải gỡ sạch trên App của Google và Apple
-
Tái chế rác thải vũ trụ, tưởng không thể mà có thể!
-
Cách giới hạn dữ liệu với Data Validation trong Google Sheets
-
Kính viễn vọng không gian của NASA tìm thấy 3 ngoại hành tinh mới với những đặc điểm hiếm gặp
-
Chế độ ẩn danh không giúp bạn tránh được thuật toán theo dõi của Google khi truy cập vào website người lớn
-
Những sinh vật nhỏ bé này đã vượt qua quãng đường 384.400km từ trái đất và đang đổ bộ lên mặt trăng
- Google ra mắt phần mềm "định vị" người thân
- Điện thoại di động dùng pin mặt trời
- Intel mở ra cơ hội "cứu vớt" các kỹ sư Phần Lan
- Sạc điện thoại từ năng lượng mặt trời
- Samsung thuyên chuyển 500 kỹ sư phần mềm di động
- Hành trình từ chưa biết gì đến trở thành kỹ sư phần mềm tại San Francisco trong 12 tháng
- Hành trình chuyển nghề từ người mẫu thời trang sang kỹ sư phần mềm trong vòng 1 năm
-
Mời tải The Wolf Among Us, tựa game phiêu lưu hành động cực hay, đang miễn phí
-
Spotify sắp có đối thủ cạnh tranh mới đến từ công ty tạo ra TikTok
-
Ổ cứng chứa thông tin của hơn 29.000 nhân viên Facebook bị đánh cắp
-
Kết quả The Game Awards 2019: Chiến thắng xứng đáng cho những tên tuổi hàng đầu
-
Vingroup công bố 5 mẫu TV Vsmart đầu tiên, hệ điều hành Android TV, giá từ 8,69 triệu đồng
-
Người dùng đã có thể theo dõi chất lượng không khí và chỉ số UV theo thời gian thực trên Zalo
-
Bạn nghĩ Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất quay quanh nó? Sai bét!
-
Phi thuyền Cassini, cỗ máy 3,26 tỷ USD "oanh tạc" sao Thổ, kết thúc sứ mệnh 20 năm lịch sử
-
SpaceX thất lạc 3 vệ tinh Starlink sau một tháng phóng lên không gian
-
Hóa ra 15 “sự thật” về Trái Đất và vũ trụ mà chúng ta vẫn tin sái cổ này hoàn toàn sai bét
-
Phát hiện sóng hấp dẫn mới từ hai hố đen va chạm cách chúng ta 3 tỷ năm ánh sáng
-
Nếu “lạc bước” đến một hành tinh bất kỳ trong hệ Mặt Trời thì cơ hội sống sót của bạn là bao nhiêu?