Tàu vũ trụ NASA thành công làm chệch quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm 'giải cứu Trái Đất'

NASA vừa thông báo đã thành công làm chệch hướng tiểu hành tinh Dimorphos trong vụ va chạm ngày 27/9 (giờ Hà Nội).

Vụ va chạm của tàu vũ trụ đã khoét một hố lớn vào tiểu hành tinh Dimorphos, khiến các mảnh vỡ bị hất văng ra ngoài không gian và tạo ra một vệt bụi. Vệt bụi này đã biến Dimorphos thành một sao chổi do con người tạo ra.

Vụ va chạm đã rút ngắn quỹ đạo tiểu hành tinh từ 11 giờ 55 phút xuống còn 11 giờ 23 phút, vượt quá dự kiến ​​của NASA là 10 phút.

Vào lúc 6h14 sáng 27/9 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ DART của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos ở cách Trái Đất 11 triệu km trong nhiệm vụ làm chệch hướng vật nguy hiểm lao về Trái Đất. Theo NASA, đây là thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Tàu vũ trụ DART có kích thước to bằng một chiếc xe golf, có trọng lượng 600kg và di chuyển ở tốc độ 22.500 km/h khi đâm vào Dimorphos.

NASA hy vọng vụ va chạm sẽ đủ để khiến tiểu hành tinh Dimorphos dài 163m di chuyển nhanh hơn trên quỹ đạo quanh vật chủ.

Nhà khoa học hành tinh, Nancy Chabot, trưởng nhóm điều phối DART ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins (JHUAPL), người giám sát nhiệm vụ chia sẻ, vụ va chạm được ví như một chiếc xe golf đâm thẳng vào Đại kim tự tháp.

Phần lớn những giờ cuối của DART trong hành trình này diễn ra tự động. Hệ thống định vị của tàu vũ trụ khóa chặt Dimorphos, còn camera chính mỗi giây đều gửi một bức ảnh về Trái Đất cho tới khi tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh và màn hình chuyển màu đen.

Hình ảnh tiểu hành tinh Dimorphos vài giây trước vụ va chạm với tàu DART. Ảnh: NASA.
Hình ảnh tiểu hành tinh Dimorphos vài giây trước vụ va chạm với tàu DART. Ảnh: NASA.

Dimorphos là tiểu hành tinh có đường kính 162m, nằm trong hệ tiểu hành tinh nhị phân gần Trái Đất Didymos cùng thiên thể nhỏ hơn là Dimorphos đường kính 162 m. Từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10 tới, quanh thời gian diễn ra vụ va chạm với DART, Didymos và Dimorphos sẽ cách Trái đất khoảng cách 10,8 triệu km.

Từ đầu năm 2021, các nhà khoa học đã nghiên cứu, thực hiện các phép đo nhằm nhằm đảm bảo DART tới đúng địa điểm và thời gian cho vụ va chạm với Dimorphos. Đến tháng 8/2022, các nhà khoa học đã sử dụng một số kính viễn vọng mạnh nhất thế giới để quan sát, xác nhận những tính toán ban đầu về quỹ đạo của Dimorphos quanh tiểu hành tinh mẹ lớn hơn là Didymos nhằm nhằm đảm bảo DART tới đúng địa điểm và thời gian cho vụ va chạm.

Nhiều tuần trước va chạm, DART đã triển khai một vệ tinh nhỏ mang tên LICIACube với nhiệm vụ quan sát và chụp ảnh vụ va chạm với tiểu hành tinh. Trong vài ngày nữa, ảnh chụp sẽ được gửi tới Trái đất, hé lộ hình ảnh cận cảnh của tác động.

Cơ quan Vũ trụ châu u đang lên kế hoạch cho nhiệm vụ mang tên Hera để tìm hiểu hai thiên thạch và miệng hố mà DART tạo ra trên Dimorphos. Một tàu vũ trụ sẽ được phóng vào năm 2024 và tới quỹ đạo của hệ nhị phân vào năm 2027.

Thứ Tư, 12/10/2022 13:48
2,34 👨 11.066
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ