Mẫu trực thăng “sao Hỏa” của NASA gần như đã sẵn sàng cho chuyến hành trình chinh phục Hành tinh Đỏ

Mars Helicopter - Mẫu trực thăng không người lái dự định sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như khám phá bề mặt sao Hỏa của NASA mới đây đã hoàn thành một vòng thử nghiệm quan trọng khác và dự kiến sẽ kịp hoàn thiện để tích hợp trên robot thám hiểm Mars 2020 (cũng sẽ được ra mắt chính thức vào mùa hè này). Để một chiếc máy cất cánh được trên mội trường trên sao Hỏa là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguyên nhân nằm ở việc lớp không khí của sao Hỏa mỏng hơn nhiều so với Trái đất.

Mẫu trực thăng “sao Hỏa”

Trước đó, vào đầu năm nay, JPL cũng đã tiến hành thử nghiệm máy bay trực thăng không người lái ở một khu vực được mô phỏng hệt như môi trường trên sao Hỏa. Trong đó, chiếc máy bay phải hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, với nhiệt độ xuống tới -54 độ C và đặc biệt là bay trong buồng chân không mô phỏng đúng theo đặc điểm không khí của sao Hỏa, bên cạnh đó, lực hấp dẫn trên hành tinh này cũng đã được mô phỏng hoàn hảo. Sở dĩ những thử nghiệm phức tạp và tốn kém như vậy được tiến hành là nhằm đảm bảo rằng Mars Helicopter có thể sống sót và hoạt động đạt yêu cầu trong các điều kiện môi trường mà nó sẽ phải trải qua trong một vụ phóng tên lửa thực thực sự.

Mars Helicopter

Mars Helicopter hiện đã được đưa trở lại phòng thí nghiệm của JPL. Tại đây, các nhà khoa học sẽ bổ sung thêm cho chiếc máy bay một tấm pin mặt trời mới, giúp nó duy trì được hoạt động với nguồn năng lượng đủ mạnh. NASA cho biết họ hoàn toàn không đặt thêm bất kỳ dụng cụ khoa học nào khác lên chiếc máy bay trực thăng này ngoài các cụm camera chuyên dụng và một máy phát điện sử dụng năng lượng hạt nhân giúp xác định xem liệu môi trường sao Hỏa có thích hợp cho những sứ mệnh khám phá kế tiếp hay không. Tuy nhiên thay vào đó, các nhà khoa học sẽ phải cần đến hệ thống máy móc cực kỳ phức tạp khác để kiểm soát hoạt động của Mars Helicopter từ Trái Đất một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là phải đảm bảo được độ chính xác cũng như sự ổn định của tín hiệu kết nối giữa trực thăng trên sao hỏa và trung tâm kiểm soát vận hành tại Trái Đất.

Mars 2020 là sứ mệnh mới nhất trong Chương trình Thăm dò Sao Hỏa của NASA với mục đích chính là thăm các khu vực đã từng có thể có sự sống, thu thập và phân tích các mẫu đất và đá để tìm ra những đặc điểm sinh học, hóa học. Một số trong những mẫu này sẽ được lưu trữ để phục hồi và đem về Trái Đất thử nghiệm nhằm phục vụ cho những sứ mệnh trong tương lai. Theo kế hoạch, tên lửa Mars 2020 sẽ được phóng lên không gian vào tháng 7 năm 2020 và dự kiến sẽ đến sao Hỏa vào ngày 18 tháng 2 năm 2021.

Robot thăm dò sao Hỏa

Một thông tin khá thú vị bên lề. NASA sẽ cho phép mọi người gửi thông tin về họ tên của mình để khắc lên các con chip silicon sẽ được đặt trên tàu. Điểm đến chính của nhiệm vụ sẽ là miệng núi lửa Jezero, nơi NASA hy vọng các cỗ máy khám phá vũ trụ tối tân này có thể tìm thấy những dấu hiệu của sự sống cổ xưa.

Thứ Sáu, 07/06/2019 23:10
54 👨 536
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ