Việc tìm kiếm một chiếc tivi hoàn hảo đã trở nên khá khó khăn. Một phần của vấn đề nằm ở các biệt ngữ. Ví dụ, 4K UHD và 8K UHD thực sự có ý nghĩa gì? Còn OLED hay QLED thì sao? HDR và Quantum Dot chính xác là gì? Chúng đủ để khiến bạn phát điên.
Để giúp bạn hiểu rõ các thuật ngữ mới này, Quantrimang.com đã tổng hợp danh sách những khái niệm cơ bản mà bạn nên biết trước khi tiêu số tiền khó khăn mới kiếm được của mình. Cho dù bạn đang tìm kiếm màn hình chơi game tốt nhất, để lắp trong phòng trẻ em hay nâng cấp trạm chiến đấu của mình, khóa học cấp tốc nhanh này sẽ giúp bạn không còn thấy bối rối khi mua TV mới.
Các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến video
- 4K/8K UHD: Các ký hiệu này đề cập đến số lượng pixel được phân bổ trên trục ngang của màn hình. Ví dụ: 4K có gần 4.000 pixel.
- Auto Low-Latency Mode (ALLM): Cho phép điều chỉnh độ trễ tự động giữa hình ảnh và nguồn của nó. Điều này làm giảm thời gian giữa hình ảnh được gửi tới TV và TV hiển thị nó. Chủ yếu hữu ích khi chơi game mà thời gian phản ứng chậm hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả.
- Tỷ lệ khung hình: Biểu thị tỷ lệ chiều rộng màn hình và chiều cao màn hình tương ứng. 16:9 là tỷ lệ chiếm ưu thế, còn tỷ lệ 4:3 phổ biến trước TV màn ảnh rộng.
- Viền bezel: Đường viền vật lý xung quanh mép màn hình. Viền bezel có thể làm giảm diện tích xem tổng thể của màn hình TV. Tuy nhiên, trên những chiếc TV như The Frame của Samsung, chúng mang đến vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn.
- Dolby Vision: Tiêu chuẩn HDR được chấp nhận rộng rãi, cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất cho nội dung HDR.
- HDR10: Chỉ định dải động cao là tiêu chuẩn cơ bản trên tất cả các TV hỗ trợ HDR. Công nghệ HDR được thiết kế để cải thiện độ tương phản, khả năng thể hiện màu sắc và điểm nổi bật của hình ảnh trên TV.
- HDR10+: Tiêu chuẩn dải động cao dành riêng cho Samsung đang ngày càng phổ biến. Cung cấp sự tăng cường về chất lượng so với HDR10.
- LED: Từ viết tắt của Light-Emitting Diode (diode phát sáng). Các nhà sản xuất tivi sử dụng đèn LED để cung cấp ánh sáng cần thiết nhằm tái tạo hình ảnh trên màn hình.
- OLED: Organic Light-Emitting Diode. Màn hình OLED cung cấp khả năng điều chỉnh độ sáng của từng pixel màn hình. Do khả năng tắt pixel, màn hình OLED được coi là tạo ra màu đen tối nhất.
- QLED: Điốt phát sáng lượng tử. QLED biểu thị màn hình LED sử dụng Lớp chấm lượng tử. Những tấm nền này tạo ra sự thể hiện màu sắc chính xác đáng kể.
- Lớp chấm lượng tử: Một lớp tinh thể nano bán dẫn, gọi là chấm lượng tử, tạo ra màu sắc cực kỳ chính xác. Lớp này hoạt động như một bộ lọc để tăng cường màu sắc và độ bão hòa.
- Tốc độ refresh: Tốc độ màn hình tivi cập nhật hoặc refresh hình ảnh của nó. Hầu hết các model TV phổ biến đều hỗ trợ 60Hz, mặc dù tiêu chuẩn 120Hz đang ngày càng phổ biến. Tốc độ refresh 240Hz cũng có sẵn, mặc dù tốc độ này thường thấy hơn trên màn hình chơi game.
- Độ phân giải: Cho biết số lượng pixel hiển thị trên cả trục ngang và trục dọc của màn hình.
- Kích thước màn hình: Số đo đường chéo của màn hình tivi tính bằng inch. Bạn sẽ muốn chọn giữa 55 và 75 inch ở đây. Đó là kích thước lý tưởng cho hầu hết các phòng. Các phòng rộng hơn thường sẽ được hưởng lợi từ màn hình lớn hơn.
Những khái niệm quan trọng nhất liên quan đến âm thanh
- Dolby Atmos: Một công nghệ âm thanh mới cung cấp âm theo chiều dọc cho các hệ thống được hỗ trợ.
- eARC - Enhanced ARC. Cho phép tivi phát ra âm thanh chất lượng cao hơn kết nối ARC tiêu chuẩn. Âm thanh này được phân phối không nén và thường có âm thanh tổng thể tốt hơn.
- HDMI ARC: ARC là viết tắt của Audio Return Channel và biểu thị giao tiếp hai chiều giữa TV và các thiết bị âm thanh như soundbar. Thay vì sử dụng kết nối âm thanh RCA hoặc quang, ARC cho phép giảm số lượng cáp cần thiết để phát âm thanh qua nguồn bên ngoài xuống còn một.
- Soundbar: Soundbar là loa kết nối bên ngoài với TV để cải thiện hoặc thay thế loa bên trong của TV. Soundbar được biết đến với hình dạng độc đáo và thường phù hợp với chiều rộng tiêu chuẩn của TV.
Mẹo hàng đầu để chọn TV mới
Bây giờ, bạn đã biết về các thuật ngữ thiết yếu nhất và những thứ tương tự, hãy cùng xem một số mẹo hàng đầu để chọn TV mới.
1. Chọn OLED hay QLED thay vì LED
LED, OLED và QLED nghe có vẻ rất giống nhau và tất cả đều sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) với đèn nền LED. Tuy nhiên, điểm khác biệt của các tấm nền này là cách những pixel riêng lẻ trong tấm nền phản ứng với ánh sáng và tạo ra màu sắc. Nhưng cả tấm nền OLED và QLED đều vượt trội hơn LED khi nói đến chất lượng hình ảnh.
Quantrimang.com đã thảo luận sâu về sự khác biệt giữa OLED và QLED, nhưng nếu khả năng thể hiện màu sắc hàng đầu là quan trọng, thì việc chọn TV QLED có lẽ là tốt nhất. Nếu mức độ đen sâu và góc xem rộng là quan trọng đối với bạn, thì OLED là một lựa chọn tuyệt vời.
2. Chọn 4K thay vì 8K
Thật dễ hiểu tại sao một số người lại muốn 8K thay vì 4K, vì 8K có số lượng pixel gấp 4 lần. Nhưng hình ảnh chất lượng cao không chỉ do mật độ điểm ảnh. Bạn cũng cần phải tính đến kích thước màn hình và khoảng cách xem.
8K là quá mức cần thiết và thay vào đó, bài viết khuyên bạn nên sử dụng 4K. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền. Và, trừ khi bạn ngồi rất gần TV hoặc mua màn hình cực lớn, bạn sẽ không bỏ lỡ nhiều thứ.
3. Tốc độ refresh 120Hz là mức lý tưởng
Hầu hết các chương trình truyền hình và phim đều được quay ở tốc độ 24 khung hình/giây (24hz). Điều đó có nghĩa là tốc độ refresh 60hz là đủ để xem bình thường. Trên thực tế, việc cố gắng xem các chương trình trên 60Hz có thể dẫn đến cái gọi là Nội suy chuyển động hoặc "Hiệu ứng phim truyền hình dài tập". Tuy nhiên, tốc độ refresh 120Hz có thể hỗ trợ tốt hơn cho các chương trình truyền hình trực tiếp, một số môn thể thao và game hiện đại. Bài viết khuyên bạn nên sử dụng 120Hz vì đây là điểm lý tưởng mang lại tính linh hoạt cao nhất.