10 thứ bạn đừng cho vào máy sấy quần áo nếu không muốn hỏng đồ

Trong những ngày thời tiết nồm ẩm hoặc đối với những tiệm giặt là thì khó có thể thiếu 1 chiếc máy sấy quần áo. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ rất dễ vừa làm hỏng đồ lại gây hại cho máy sấy. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Quantrimang nhé! Hãy cùng điểm qua những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng máy sấy quần áo.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng máy sấy quần áo

1. Không cho thảm vào máy sấy

Hãy giữ gìn cho những tấm thảm cao su của bạn bằng cách phơi chúng trên dây. Nếu sử dụng máy sấy, nhiệt độ cao từ máy có thể làm cho phần cao su bị nứt, vỡ, khiến tấm thảm trở nên xấu xí, sử dụng kém hiệu quả hơn. Đây cũng có thể trở thành nguyên nhân gây hỏa hoạn, những vụn cao su nhỏ sẽ rơi vào máy sấy và gây ra những chuyện khó lường.

Tham khảo: Chọn máy sấy quần áo nào cho phù hợp?

2. Quần áo dính vết sơn

Cho dù bạn đã kết thúc việc sơn sửa nhưng khi trên quần áo của bạn đã bị vảy vài vết sơn tường hoặc sơn móng tay. Đó đều là những vết bẩn hóa học không nên xuất hiện trong máy sấy. Cho dù là chất tẩy rửa hay đánh bóng, phần lớn chúng đều là hóa chất dễ cháy. Điều đó có nghĩa là một khi chúng chạm vào máy sấy, rất có thể sẽ gây cháy máy. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt hơn hết thì bạn nên treo chúng lên để hong khô.

Xem thêm: 9 loại vải không nên cho vào máy sấy quần áo

3. Quần áo thể thao

Hãy giữ những bộ quần áo thể thao của bạn được ở hình dáng tốt nhất bằng cách treo chúng lên để làm khô thay vì dùng máy sấy. Chip Smith, giám đốc tiếp thị của Sears Home Services cho biết: "Hầu hết những bộ đồ thể thao được làm từ vải thun, dễ hư hỏng và bị co khi sử dụng máy sấy. Những chiếc quần tập legging cần được chú ý quan tâm nhiều hơn nữa".

Tham khảo: Kinh nghiệm hay cho người lần đầu dùng máy sấy quần áo

4. Giày sneaker

Mặc dù bạn có thể giặt giày bằng máy, nhưng bạn nên để chúng khô tự nhiên hơn là sử dụng máy sấy. Chuyên gia từ LG, Johnson cũng cho biết "Nhiệt độ cao có thể làm cao su trong giày và đế giày bị co lại. Điều này ảnh hưởng tới phần đệm, thậm chí có thể khiến bạn không còn đi vừa giày nữa."

5. Sấy quá nhiều thứ một lúc

"Càng nhiều càng tốt" có lẽ không áp dụng cho máy sấy. Máy sấy quá nóng do quá tải có thể gây hỏa hoạn. Hãy giảm tải bằng cách chia nhỏ số lượng đồ sấy từng lần, khi máy đang hoạt động có thể thêm từ từ một ít đồ. Cách này cho phép không khí nóng được lưu thông đúng cách. Nếu bạn nhồi quá nhiều đồ trong một lần sấy, có thể cái bạn nhận được sẽ chỉ là một mớ đồ vẫn còn ẩm ướt mà thôi.

6. Quá nhiều nước xả vải và giấy sấy thơm

Bạn đã bao giờ phải lấy quần áo ra khỏi máy sấy vì phát hiện ra một màng sáp bám trên chúng? Đó có thể là từ một tờ giấy sấy thơm dư thừa. Quá nhiều hợp chất hóa học (có trong chất tẩy rửa) còn lưu lại trên bề mặt, những hợp chất này sẽ phủ lên trên trống sấy, phần cảm biến độ ẩm, màng lọc và hệ thống thông hơi. Thay vì cho quá nhiều nước xả vải, bạn nên sử dụng với lượng vừa đủ sẽ tốt hơn.

7. Cát lẫn trong quần áo

Bạn thích những ngày vui chơi bên bãi biển… nhưng máy sấy của bạn thì không. Hãy chắc chắn là bạn đã rũ sạch cát khỏi khăn tắm, cũng như đồ bơi trước khi đưa chúng vào máy sấy. Cát có thể bị kẹt lại giữa trống sấy, gây nên những âm thanh ồn ào khó chịu và góp phần làm giảm tuổi thọ máy sấy.

8. Đồ bơi

Vốn thường được làm từ vải thun nhiệt độ sấy cao sẽ khiến chúng bị giãn và xuất hiện một số điểm vải mỏng đến mức nhìn xuyên qua được. Vậy nên, đối với đồ bơi bạn nên bơi bằng cách treo ngay ngắn trên dây phơi. Cần chắc chắn rằng, bạn đang giặt sấy đồ bơi đúng cách để đảm bảo hiệu quả nhất có thể.

9. Sợi vải tự nhiên

Bạn nên giữ cẩn thận những bộ đồ được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc độc vật như là: len, cashmere, lụa và da thuộc. Những vật liệu này có thể bị co, mất dáng, cảm giác như phủ lấm tấm đầy thuốc trên bề mặt. Đồ da hoặc giả da đều có thể bị nứt, cong, nhăn do nhiệt của máy sấy. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bộ đồ quần áo đó để tìm hiểu cách chăm sóc nó tốt nhất.

10. Nội y

Tốt nhất và phơi hết áo lót của bạn lên dây phơi, bất kể chúng là ren, vải thun, satin, lụa hay cotton. Nhiệt độ sấy và việc quay chúng trong lồng sấy có thể làm hỏng chất liệu vải, khiến áo lót bị hỏng dáng. Bạn cũng có thể thử giặt áo lót bằng bộ dụng cụ trộn salad để giữ dáng cho chúng được tốt nhất.

Hi vọng với những lưu ý nhỏ trên đây sẽ giúp cho các bạn tránh được những phiền toái khi sử dụng máy sấy quần áo cũng như cho hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: [Chia sẻ] Mua máy sấy quần áo cho trời mưa, nồm ẩm ở đâu tốt và rẻ nhất?

Thứ Ba, 20/11/2018 16:43
52 👨 1.910
0 Bình luận
Sắp xếp theo